GIÁO TRÌNH LUẬT KINH TẾ (GPS.TS. PHẠM DUY NGHĨA)
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ: PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA là TS luật Leipzing năm 1991. Ông làm nghề dạy học giảng dạy tại Khoa luật và Chương trình dạy kinh tế Fulbright, Đại học kinh tế TPHCM. Các tác phẩm đã xuất bản của ông: Giáo trình luật kinh tế tập 1 năm 2004; Chuyên khảo luật kinh tế năm 2004; Giáo trình luật thương mại 1998; Phương pháp nghiên cứu luật học năm 2014.
LỜI TÁC GIẢ
Giáo trình mà bạn đọc có trên tay là bản in lần thứ 5, được tu chỉnh từ cuốn chuyên khảo luật kinh tế (chương trình sau đại học) do NXB DDHQGHN xuất bản lần thứ nhất năm 2004. Lần lượt trong các năm 2009 - 2012, qua bốn lần tái bản trước đây, cuốn chuyên khảo đã thu gọn lại như một giáo trình nhập môn pháp luật kinh doanh cho hệ đào tạo sau đại học.
Nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa, hội nhập toàn cầu, người học cần trang bị kiến thức và kỹ năng về pháp luật kinh doanh với tầm nhìn ngày càng quốc tế hơn.
Tuy vậy, muốn đi xa phải hiểu gần, kết nối với thế giới chỉ bền vững khi người học hiểu và tìm thấy sức mạnh từ nền văn hóa pháp luật của dân tộc mình. Đó chính là thông điệp của cuốn chuyên khảo luật kinh tế năm 2004 mà tôi chỉ gọt giũa, cập nhật thông tin trong các lần tái bản sau.
Với những chuyên đề sâu hơn như luật công ty, luật chứng khoán, luật hợp đồng, luật phá sản, tranh tụng, trung gian hòa giải, tố tụng trọng tài, luật cạnh tranh người học cần tham khảo các giáo trình và sách chuyên khảo tương ứng.
Giữ cho sách thật gọn, từ khi xuất bản cuốn chuyên khảo luật kinh tế, tôi đã cố gắng dồn nén các ý tưởng vào từng đoạn văn được đánh số lề. Trong lần tái bản này tôi tiếp tục thói quen đó, cũng như mạnh dạn dùng nhiều chữ viết tắt và cách trích dẫn luật đôi khi chưa thật phổ biến ở nước ta. Bạn đọc có thể tra cứu, tìm đọc thêm văn bản luật về tài liệu tham khảo được in trong phần cuối của sách này.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp và bằng hữu đã dành cho tôi sự khích lệ cũng nhiều gợi ý có giá trị để tu chính cuốn sách này. Song do hiểu biết hạn chế, cuốn sách này không thể tránh khỏi khiếm khuyết, mọi sai sót là của riêng tôi. Mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình để lần tái bản sau được tốt hơn. PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PHẦN 1: PHÁP LUẬT KINH TẾ: KHÁI NIỆM, GIỚI HẠN VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
1. TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ
2. PHÁP LUẬT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
3. TIẾP NHẬN PHÁP LUẬT KINH TẾ
PHẦN 2: CHẾ ĐỘ KINH TẾ VÀ QUYỀN TÀI SẢN
4. CHẾ ĐỘ KINH TẾ
5. PHÁP LUẬT TÀI SẢN: ĐẤT ĐAI
6. SỞ HỮU TRÍ TUỆ: QUAN NIỆM, Ý NGHĨA VÀ NHẬN THỨC Ở VIỆTNAM
PHẦN 3: PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP
7. DOANH NGHIỆP DÂN DOANH: TRUYỀN THÔNG VÀ VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH CÔNG TY
8. HỘ KINH DOANH VÀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
9. HỢP DANH
10. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
11. CÔNG TY CỔ PHẦN
12. DOANH NGHIỆP QUỐC DOANH: TRUYỀN THỐNG VÀ XU HƯỚNG CÁI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT TÀI SẢN
13. BUÔN CÓ BẠN, BÁN CÓ PHƯỜNG: VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG ĐỐI VỚI LIÊN KẾT DOANH NGHIỆP
14. CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: CUỘC TRƯỜNG TRINH HƯỚNG TỚI XÃ HỘI CỔ ĐÔNG
15. QUẢN TRỊ CÔNG TY: GIÁM SÁT NGƯỜI QUẢN TRỊ CÁC DOANH NGHIỆP.
PHẦN 4: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
16. HỢP ĐỒNG: NỀN TẢNG CỦA GIAO DỊCH KINH DOANH
17. TỪ QUY CHIẾU ĐẾN ĐIỀU CHỈNH THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO: TƯƠNG LAI CỦA PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG VIỆT NAM
PHẦN 5: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
18. TỪ XIẾT NỢ CẦU VIỆN CÔNG LÝ: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH Ở VIỆT NAM
19. LUẬT PHÁ SẢN: MỘT PHƯƠNG CÁCH GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN.
PHẦN 6: CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH
20. LÝ THUYẾT CẠNH TRANH: CÁC HỌC THUYẾT CẠNH TRANH PHƯƠNG TÂY VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆTNAM
21. CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH
22. PHÁP LUẬT VÀ THIẾT CHẾ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÃNH MẠNH
VĂN BẢN LUẬT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu!