Khi hơi thở hóa thinh không là cuốn tự truyện của một vị bác sĩ - nhưng cũng là một bệnh nhân đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư. Nhờ thế bạn sẽ có cái nhìn cả hai chiều - của cái chết - và sự sống. Daisanbooks gửi đến bạn bài review khi hơi thở hóa thinh không - tác giả Paul Kalanithi.
Nếu bạn đang sắp phải đối đầu với cái chết bạn muốn làm gì nhất? Thường thì, con người ai cũng sợ phải đến với cái chết. Họ có rất nhiều điều muốn làm, nhiều thứ đang còn dang dở và những ước mơ chưa được thực hiện
Họ nuối tiếc cuộc sống, họ sợ phải rời ra người thân và ít ai lý trí được với những giây phút sắp lìa cuộc đời.
#1.Review khi hơi thở hóa thinh không - Nội dung chính
Cuốn sách được chia làm 2 phần:
Phần 1: Khởi đầu từ một sức khỏe hoàn hảo.
Phần 2: Không dừng cho tới chết.
Nhân vật chính - Tác giả - Paul Kalanithi người Mỹ gốc Ấn là một bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Cuộc sống của anh cũng như bao người khác. Lớn lên và đi học. Anh đã cứu sống rất nhiều người, cũng phải đưa tiễn rất nhiều bệnh nhân không qua khỏi với bệnh tệt phải từ bỏ cuộc sống.
Là người trong nghề nhiều năm, anh càng hiểu bản chất của một bác sĩ. Có thể sẽ đối mặt với bệnh nhân trên phương diện nghề nghiệp, nói chuyện dựa trên những kết quả dự đoán - dù tốt dù xấu, hoặc chọn trở thành một người bạn, giúp xoa dịu đi nỗi đau của người bệnh, cũng như đưa ra những thông tin sáng suốt để bệnh nhân lạc quan và tích cực điều trị hơn.
Công việc của anh là một công việc đầy áp lực và chiếm lĩnh hầu hết mọi thời gian. Anh phải làm việc đến 100 giờ một tuần, bị rút cạn sức lực và liên tục phải uốnG nước tăng lực vào 2 giờ sáng.
Trong số bạn bè của anh, hầu hết mọi người chọn công việc nhẹ nhàng, lương cao hơn, ít áp lực và môi trường làm việc thoải mái hơn. Cũng có đồng nghiệp vì không thể trụ được phải chuyển đổi công việc, tệ hơn có người vì quá stress mà dẫn đến tự tử.
Là một vị bác sĩ, kỹ năng cao thì trách nhiệm cũng nâng lên, ví như hiểu được cách cân nhắc cuộc đời nào nên cứu và cuộc đời nào không, cuộc đời nào dù cứu được cũng không nên làm như vậy.
Nếu cứu một người nhưng họ phải trở thành người thực vật cả đời thì có nên không?
Trích đoạn: " Tôi đã bắt đầu trong sự nghiệp này, một phần nào đó, nhằm theo đuổi cái chết: nắm lấy nó, lột mặt nạ của nó và nhìn thẳng vào nó, không chớp mắt. Ngành phẫu thuật thần kinh thu hút tôi không chỉ ở sự quấn quýt của não bộ và ý thức mà còn ở sự quấn quýt của sinh và tử. Tôi đã nghĩ rằng cuộc đời nằm ở giữa khoảng trống của sự sống, và cái chết có thể đem tới cho tôi không chỉ một sân khấu cho những hành động trắc ẩn mà còn sự nâng cấp về tồn tại của chính bản thân tôi: tránh càng xa càng tốt những vật chất tầm thường, để mà đi tới nơi đó, trọng tâm của vấn đề, những quyết định và sự vật lộn thực sự giữa sống - và - chết.... sự hiệu nghiệm hẳn sẽ được tìm thấy ở đó
#2.Qua cuốn sách này, tôi nhìn thấy:
- Một con người hết lòng vì công việc
-Theo đuổi ý nghĩa của cuộc sống hơn là những công việc mang thiên hướng: việc nhẹ, lương cao
- Một vị bác sĩ với nhân cách cao thượng, đem cả cái tâm vào nghề
- Một người chồng, người cha luôn yêu thương gia đình
- Sống hết mình, dù mắc bệnh khó chữa, anh vẫn dành những năm tháng cuối đời hiện thực hóa mong ước còn dang dở: viết lách và sinh con.
Có lẽ chính tác giả cũng muốn nhắn nhủ: Hãy sống một cuộc đời ý nghĩa, sống hết mình, theo đuổi ước mơ và để lại những thành tựu cho đời. Dù bạn có chết đi, hình ảnh của bạn vẫn còn mãi trong tim những người đang sống.
Có thể những gì tôi viết ra đây chưa thể hiện hết được những điều mà tác giả muốn nói, nhưng bạn sẽ hiểu được phần nào về cuốn tự truyện này.
Bạn sẽ muốn cầm cuốn sách lên lần 2, lần 3.
Bạn sẽ phải rớt nước mắt trước những lời kể sâu sắc.
Bạn sẽ phải dừng lại nghẹn ngào, suy ngẫm trước nhân sinh quan cuộc đời.
Cái chết không đáng sợ, hãy sống hết mình cho hôm nay......đừng dừng lại cho tới chết.
Link sản phẩm: Khi hơi thở hóa thinh không