5 QUYỂN SÁCH HAY NHẤT CỦA OSHO
1. Thân Mật – Cội Nguồn Của Hạnh Phúc
Bằng sự gần gũi và tình yêu, bằng cách cởi mở với nhiều người khác, bạn sẽ càng trở nên giàu có. Và nếu có thể sống trong tình yêu sâu sắc, trong tình bạn bền chặt, trong sự gần gũi thân thiết với nhiều người, tức là bạn đã có một cuộc sống đúng nghĩa. Và cho dù ở đâu, bạn đều học được cách sống và sống hạnh phúc.
Nếu sống đơn giản, cởi mở, gần gũi, yêu thương mọi người, bạn sẽ tạo ra thiên đường cho chính mình. Nếu bạn sống khép kín, luôn trong tư thế phòng thủ, luôn lo lắng rằng ai đó có thể biết được suy nghĩ của bạn, giấc mơ của bạn, những sai lầm của bạn, thì cuộc sống đó chả khác nào địa ngục. Địa ngục ở ngay trong bạn – và thiên đường cũng vậy. Đó không phải là vị trí địa lý mà là không gian tinh thần của bạn.
2. Hạnh Phúc Tại Tâm
Hạnh phúc tại tâm là cuốn sách nằm trong số lượng đồ sộ các tác phẩm của Osho được học trò ghi lại. Những mẩu chuyện hài hước, những ngụ ngôn triết học, những tâm sự đầy trải nghiệm cá nhân, những đúc kết hiền minh… về hạnh phúc chân thật là tất cả những gì mà Osho dành cho người lắng nghe ông. Toàn bộ các chương mục trong cuốn sách này tập trung vào bản chất của đời sống và khả năng hạnh phúc của con người, sẽ cho bạn một cái nhìn sâu sắc về con đường tìm kiếm hạnh phúc của Osho.
3. Đạo – con đường không lối
Cuốn sách “Đạo – Con đường không lối” được ghi lại từ bài nói chuyện của Osho về năm câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn Liệt Tử (hay Liệt Ngự Khấu, một nhân vật tiêu biểu cho Đạo gia sống vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Trong phần trình bày của mình, tác giả Osho đã thổi vào đó những diễn giải mới mẻ của đương đại. Qua đó, ông muốn người nghe khám phá sự đối lập thực sự giữa lý trí – phi lý trí, giữa tính dương – tính âm, giữa sự tuân thủ luật lệ – sự tự nhiên nhi nhiên.
“Đạo – Con đường không lối”gồm 5 chương, cùng một phần Hỏi – Đáp. Trong phần Hỏi – Đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người nghe, tác giả Osho muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày.
4. Sáng tạo – Bùng cháy sức mạnh bên trong
Người sáng tạo không thể bước theo lối mòn cũ kỹ. Anh ta phải vạch ra hướng đi riêng cho mình, phải tự khám phá những bí ẩn của cuộc đời. Anh ta phải dấn thân, phải vượt ra khỏi tâm trí của đám đông. Tâm lý đám đông cũng có sức cám dỗ của riêng nó: những ai một mực cho rằng lựa chọn của đám đông là hướng đúng đắn duy nhất thì sẽ được tôn trọng, kính nể.
Sáng tạo – Bừng cháy sức mạnh bên trong sẽ dẫn dắt bạn đi vào thế giới của sự sáng tạo từ những bước chuẩn bị ban đầu, đến những trở ngại, khó khăn, những thắc mắc và cuối cùng không gì khác hơn là sự sáng tạo. Ở đó, bạn nhận thấy ý nghĩa cuộc sống là một vũ điệu chứ không phải một tảng đá trước mặt. Nó cũng chính là âm nhạc. Và bạn là người tạo ra nó chứ không phải là tìm thấy nó.
Nhà triết học hiện đại Osho, thiền sư Osho, đạo sư Osho, luận sư Osho, nhà sáng tạo Osho, hay đơn giản là… Osho, đã không ngừng nói cho người nghe cùng thời và người đọc của mọi thời về bản chất của cuộc sống. Suốt 35 năm, tư tưởng của ông bay khắp mọi nơi trên thế giới bằng con đường truyền bá của những môn đệ thầm lặng, bất chấp những đánh giá khắt khe và đầy “hoang mang” về tinh thần triết học mãnh liệt của ông. Tác phẩm Sáng Tạo – Bừng Cháy Sức Mạnh Bên Trong mà bạn đang cầm trên tay cũng là một trong số những tâm tình thánh thiện đó.
5. Can đảm biến thách thức thành sức mạnh
“Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” bắt đầu bằng một sự khám phá sâu sắc về ý nghĩa của lòng can đảm và cách nó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không giống như những cuốn sách khác tập trung vào các hành động can đảm anh hùng trong những hoàn cảnh đặc biệt, điều đặc biệt ở cuốn sách này đó là phát triển lòng can đảm bên trong của mỗi người, từ đó bạn có thể thoát ra khỏi sự nhút nhát, lo sợ để biến thách thức thành sức mạnh. Khi đó bạn vững vàng để sống thật với chính mình. Đây chính là sự can đảm để thay đổi khi cần thay đổi, can đảm đứng lên cho sự thật của chính chúng ta, thậm chí chống lại ý kiến của người khác, và can đảm để nắm lấy cái mà không biết mặc dù chúng ta sợ hãi- trong mối quan hệ của chúng ta, trong sự nghiệp của chúng ta, hoặc trong hành trình đang diễn ra của sự hiểu biết chúng ta là ai, và tại sao chúng ta lại ở đây?.
Hãy tin tưởng vào cái không biết. Cái đã biết chính là tâm trí. Cái không biết không thể là tâm trí. Tâm trí là nơi tích lũy những thứ đã biết. Như việc bạn đến ngã ba đường, tâm trí của bạn sẽ nói: “Đi lối này, đây là con đường quen thuộc”. Nếu lắng nghe nội tâm, bạn sẽ đi theo cái không quen thuộc, cái không biết. Vì chính bản thân của mỗi người luôn thích phiêu lưu, khám phá. Cho nên, hãy luôn lắng nghe cái không biết và thu hết can đảm để đi vào chốn vô định.