BỘ SÁCH VỀ CÁC DANH HỌA NỔI TIẾNG CỦA LAROUSSE
Để thấu hiểu nghệ thuật hãy hiểu nghệ sĩ tạo ra nó
“Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một thực thể sống độc lập, chúng được sinh ra bởi người nghệ sĩ đích thực”- Luneta Phan
Đứng trước một tác phẩm hội họa, người thưởng thức cái đẹp luôn ngập ngừng trước nhiều câu hỏi:
- Tại sao hoạ sĩ vẽ? Ngụ ý của tác giả ẩn dấu sau những hình vẽ này là gì?
- Điều gì khiến một bức tranh cuốn hút chúng ta?
- Bí ẩn đằng sau bức tranh này là gì? Giá trị của tác phẩm nằm ở đâu?
Để trả lời được, hãy đến với thế giới của của những người nghệ sĩ
Bộ sách nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của những danh họa nổi tiếng hàng đầu, thuộc tủ sách nghệ thuật của Omega+ và được mua bản quyền từ NXB Larousse danh tiếng của Pháp
3 tác phẩm mở hàng trong bộ 8 cuốn sách về những họa sĩ có tầm ảnh hưởng đến nền hội họa thế giới bao gồm:
VINCENT VAN GOGH
(Gérard Denizeau)
Bậc thầy về màu sắc
Bị chứng thần kinh giày vò, Vincent Van Gogh đã tự kết liễu đời mình ở tuổi 37, điều góp phần tạo nên huyền thoại về ông: con người mà khi còn sống không được đánh giá đúng, nhưng ngày nay lại là một trong những danh họa vĩ đại nhất thế kỷ XIX. Qua phân tích và giải mã lý thú 45 kiệt tác nổi bật nhất của Vincent Van Gogh, chúng ta sẽ thấy ông là một nhà tiên phong thực sự và là một nghệ sĩ phi thường như thế nào.
Cuốn sách sẽ dành cho những ai yêu thích danh họa Van Gogh muốn tìm hiểu, tra cứu thông tin nhanh chóng về cuộc đời ông, cùng 45 kiệt tác mà ông đã để lại.
Những trích đoạn nổi bật:
“Đối với hậu bối, Van Gogh là biểu tượng của một nghệ sĩ bị nguyền rủa, bất hạnh vào thời đại của mình, bị người đương thời chế nhạo, nhưng lại được phục hồi danh dự một cách vinh quang sau khi mất. Sự khác biệt giữa cuộc sống khiêm tốn và khối tài sản không tưởng của ông sau khi qua đời chắc chắn là đáng ngạc nhiên. Nhưng thành công rực rỡ trong nghệ thuật cũng nhắc ta nhớ rằng ông đã luôn tin vào thiên hướng của mình, rằng ông đã làm việc không ngừng trên khoảng 2.000 bức tranh để sáng tạo nên một thứ “ánh sáng mới” cho “những người anh em” của mình.”
“Con đường sự nghiệp với nhiều may mắn mở ra trước mắt Vincent Van Gogh, hết sức tự hào khi ở tuổi 20, ông đã kiếm được nhiều hơn cha mình ở tuổi 50! Tuy nhiên, thời kỳ hạnh phúc này chấm dứt trước một trở ngại không mong đợi – trái tim ông tan vỡ khi bị cô Eugénie Loyer, con gái người cho thuê nhà, khước từ tình cảm. Sau khi cô này thú nhận về mối tình với người thuê nhà trước, Van Gogh lần đầu tiên rơi vào cơn khủng hoảng cô độc và thù ghét loài người, đồng thời biểu lộ rõ mối quan tâm nhiệt thành tới những gì thuộc về tôn giáo. Gia đình ông lo lắng và không tán thành việc ông bỗng nhiên trở nên sùng đạo.”
“Ẩn dưới vẻ ngoài rời rạc, thiếu liên kết, qua những câu chữ trong thư, ông bộc bạch nỗi khát khao về cái tuyệt đối, điều đã dẫn dắt nghệ sĩ tới chỗ lựa chọn cuộc đối đầu bi thảm với cái hư vô thay vì thỏa hiệp: “Thế đấy! Anh mạo hiểm cả cuộc sống của mình vì sự nghiệp, và lý trí của anh vì nó mà chỉ còn một nửa, nhưng em không ở trong số những tay buôn mà anh biết, và anh thấy em có thể chọn hành động rất người, nhưng em muốn gì?”
“Một lần nữa, họa sĩ tự vẽ mình già hơn thực tế, tuổi trẻ của ông đã hoàn toàn bị bệnh tật phá hủy. Mệt mỏi và yếu ớt, cho dù cái nhìn rất quả quyết, họa sĩ không tự vuốt ve mà cũng không tự bêu xấu. Đối với ông, tính hiện thực của các đường nét không quan trọng, điều đáng kể chính là sự biểu đạt mạnh mẽ những nỗi đau đớn.”
CLAUDE MONET
(Gérard Denizeau)
Cha đẻ của trường phái hội họa ấn tượng
Không một nghệ sĩ thế kỷ XX nào không dành lòng kính trọng và tôn vinh tới Claude Monet, nhà tiên phong, người dẫn dắt phong trào nghệ thuật lớn nhất thời đại của mình – hội họa Ấn tượng. Qua những phân tích và minh họa về 45 kiệt tác lớn nhất của Claude Monet, chúng ta sẽ hiểu vì sao cho đến tận ngày nay, ông vẫn nằm trong số các danh họa được công chúng yêu thích nhất.
Những trích đoạn nổi bật:
“Một giai thoại nổi tiếng kể rằng vào một buổi sáng cuối hè đẹp trời năm 1890, họa sĩ nhờ Blanche Hoschedé mau tìm cho ông một tấm vải mới do ánh sáng ở đống cỏ khô mà ông đang vẽ đã thay đổi, vì vậy đã thay đổi cả màu sắc. Trong những năm cuối đời, bản thân họa sĩ vẫn giữ gìn sự diễn giải thi vị này. Một lá thư Monet gửi cho Gustave Geffroy ngày 7 tháng 10 năm 1890 đưa ra một bằng chứng còn rõ ràng hơn: “Tôi cố gắng rất nhiều, tôi kiên trì tạo ra một loạt các hiệu ứng khác nhau (của các đống cỏ khô), nhưng tại thời điểm đó, Mặt Trời lặn rất nhanh đến nỗi tôi không thể bắt kịp... Tôi trở nên chậm chạp, điều này khiến tôi thất vọng, nhưng càng đi tôi càng thấy mình cần nỗ lực rất nhiều để thể hiện được cái tôi đang tìm kiếm: sự tức thời, đặc biệt là không khí bao trùm, cùng một thứ ánh sáng lan tỏa khắp nơi”
“Tôi nhìn thấy màu xanh da trời, nhưng tôi không thể nhìn thấy màu đỏ, không thể nhìn thấy màu vàng nữa; nó làm tôi khó chịu khủng khiếp vì tôi biết rằng những màu này tồn tại; bởi vì tôi biết rằng trên bảng màu của tôi có màu đỏ, vàng, có một màu xanh lá cây đặc biệt, một màu tím nhất định; tôi không còn nhìn thấy chúng như khi tôi đã thấy chúng ngày trước nữa, mặc dù tôi nhớ rất rõ màu sắc mà chúng mang lại”
“Làm sao có thể không đề cập ở đây ảnh hưởng dễ thấy của nghệ thuật nhiếp ảnh vừa mới ra đời, ít nhất là khi nói đến khung hình? Cách lựa chọn khung hình này khiến người ta nghĩ đến nhiếp ảnh, thứ được coi là “thư pháp của ánh sáng” do Nicéphore Niepce phát minh vài thập kỷ trước đó. Cuối cùng, bức tranh này khẳng định sự tự do của mặt phẳng vẽ, không thật sự có sự phân cấp giữa các lớp cảnh, và màu sắc là nét quyến rũ duy nhất. "
Gérard Denizeau
Gérard Denizeau sinh ngày 25/09/1953
Ông là một nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật, nhà âm nhạc và cây viết người Pháp với rất nhiều tác phẩm thuộc đủ thể loại: tiểu thuyết, thơ ca, báo chí, sách về mỹ thuật và âm nhạc.
Ông từng làm giáo viên trung học (từ năm 1978 tại Lons-le-Saunier), giảng viên tại Đại học Lorraine (từ năm 1984), giảng viên âm nhạc tại Đại học Paris 4 (từ năm 1992) và tại Trung tâm Đào tạo Nghệ thuật cao cấp CRR-Paris 4 (từ năm 2004).
Gérard Denizeau đã dành nhiều năm trong sự nghiệp viết lách để cống hiến cho sự bảo tồn những di sản quý báu của nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung.
PAUL GAUGUIN
(Laure-Caroline Semmer)
Nghệ thuật từ một nhà du hành đích thực
Là một nhà du hành đích thực, Paul Gauguin ghi tên mình vào danh sách các họa sĩ Pháp vĩ đại nhất thế kỷ XIX như người mở đường cho nghệ thuật hiện đại. Ở Gauguin, ta thấy dấu vết của trường phái Tượng trưng, trường phái Ấn tượng, phong cách Điểm màu, nhưng trên hết, ông không hoàn toàn đi theo trào lưu nào trong số đó. Nổi tiếng với những bức chân dung phụ nữ Tahiti hay Breton sặc sỡ, khoa trương, Gauguin khám phá gần như mọi ngóc ngách của nghệ thuật: vẽ, in khắc lõm, điêu khắc, gốm sứ… suốt hành trình làm mới liên tục để tạo ra bảng màu độc đáo cho bản thân, khía cạnh mà ông vừa là nhà tiên phong vừa là một bậc thầy.
Từ góc nhìn mới mẻ đó, cuốn sách sẽ làm sáng tỏ những hành trình qua lại của Gauguin giữa nước Pháp và vùng Tahiti, mang đến những phân tích chặt chẽ mà qua đó, người đọc sẽ có thể hiểu trí tưởng tượng cùng những giấc mơ của Gauguin đã đưa ông đến đâu trong sự nghiệp nghệ thuật.
Những trích đoạn nổi bật:
“Từ mong muốn truyền tải và giải thích ban đầu, người họa sĩ dần làm việc theo lối mang tính chính trị và chiến lược nhiều hơn. Lo lắng khi nghĩ về những gì người khác sẽ nói về mình, ông thích tự tạo ra huyền thoại cho riêng mình, ngay cả khi nó mang nghĩa phóng đại, thực hiện một chân dung tự họa với các đường nét rõ ràng, nhưng rồi nó không gây được ấn tượng gì”
“Nếu phải định nghĩa ngắn gọn về nghệ thuật, cha sẽ gọi nó là sự tái tạo những gì mà giác quan cảm nhận được trong tự nhiên qua bức màn tâm hồn.”
“Ông luôn tự mô tả mình là người cho phép những nghệ sĩ khác nói về bản thân. Chẳng hạn, nếu ông nhấn mạnh vào sự chín chắn của mình vốn đối lập với sự nhẹ nhàng, sự vô tư thuần khiết của Van Gogh thì cũng là vì ông sợ một điều: bị hiểu nhầm là người theo gót ai đó, là kẻ bắt chước, và bị lãng quên. Hiện nay, hậu thế cho thấy một cách hoàn hảo rằng, ông đã truyền cảm hứng rất lớn, nhưng ông cũng không hề bắt chước, hay hoàn thiện để được đặt bên cạnh các cá tính nghệ thuật có liên quan đến tên gọi “chủ nghĩa” và các phong trào.”
Laure-Caroline Semmer
Laure-Caroline Semmer sinh năm 1976Giảng viên môn lịch sử nghệ thuật tại Paris, đặc biệt tại trường Đại học Paris I – Pantheon-Sorbonne; tác giả của một luận án viết về các tác phẩm của danh họa Cézanne.
Các tác phẩm của Semmer do Larousse ấn hành:
1. Lire la peinture de Cézanne [Tìm hiểu tranh Cézanne] (2006)
2. Les oeuvres-clés de l'impressionnisme [Từ khóa để hiểu Chủ nghĩa Ấn tượng] (2007)
3. L'Art abstrait [Nghệ thuật Trừu tượng] (2010)
4. Paul Gauguin (2017)
VÌ SAO BỘ SÁCH NÀY ĐẶC BIỆT ?
Được viết với lối trình bày rõ ràng, mạch lạc, chia làm hai phần: cuộc đời danh họa và những kiệt tác, đồng thời phân tích kỹ về cuộc đời, tính cách con người, phong cách, quan điểm sáng tác của mỗi nghệ sĩ. Bộ sách này rất thích hợp cho việc tham khảo thông tin nhanh chóng và là nguồn tài liệu nghiên cứu hấp dẫn dành cho những độc giả quan tâm tới nghệ thuật thế giới, đặc biệt là mảng hội họa.
Số lượng hình ảnh minh họa tuyệt đẹp với rất nhiều bức tranh, tác phẩm nổi tiếng, tất cả đều được in màu rõ nét, giúp người đọc cảm nhận rõ nhất cái đẹp và dụng ý nghệ thuật mà họa sĩ muốn gửi gắm.
Với mỗi tác phẩm xuất sắc được giới thiệu trong bộ sách này, hãy khám phá:
- những lý do khiến nó trở thành một kiệt tác “không thể chối cãi”;
- những hoàn cảnh sáng tác, nơi chốn và ngày tháng thực hiện;
- những giải thích về kỹ thuật vẽ mà họa sĩ sử dụng;
- những chìa khóa để hiểu điều mà nghệ sĩ muốn thể hiện,
- những chi tiết về kích thước, phương tiện, chất liệu và nơi lưu giữ,
- những lời trích dẫn gợi ra tầm quan trọng của tác phẩm trong lịch sử nghệ thuật.
Gérard DenizeauSách Bộ Danh Họa Larousse: Vincent Van Gogh, Claude Monet, Paul Gauguin của tác giả Laure Caroline Semmer; Gérard Denizeau, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark