Kinh Tế Học Viking: Cách Bắc Âu Thành Công Và Bài Học Cho Chúng Ta
George Lakey là một nhà hoạt động xã hội học và học giả. Ông từng là giáo sư tại Đại học Swarthmore trước khi nghỉ hưu. Cuốn sách gần đây nhất của ông, Kinh tế học Viking, là một trong chin cuốn sách nói về sự thay đổi và cách đạt được thay đổi. Ông đã tổ chức hơn 1.500 hội thảo về thay đổi xã hội trên năm châu lục và dẫn dắt các dự án ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế.
Ông đã nhận được Giải thưởng Hòa bình Martin Luther King, Jr., Giải thưởng Công bằng Xã hội Paul Robeson, Giải thưởng Giải quyết Xung đột Ashley Montague, được vinh danh là “Nhà giáo dục Hòa bình của năm” vào năm 2010, và nhận Giải thưởng “Hươu cao cổ vươn cổ vì lợi ích chung”.
George là một tín hữu Quaker, một người đồng tính có bốn cháu nội, ngoại.
Học giả và nhà hoạt động George Lakey thể hiện góc nhìn thú vị về nhà nước phúc lợi Bắc Âu — và cho thấy cách chúng ta có thể đạt đến một hệ thống kinh tế bình đẳng và công bằng hơn nhiều
Ở Mỹ, nhiều thành viên đảng Dân chủ coi Scandinavia như một miền đất hứa cửa sự bình đẳng, trong khi hầu hết các thành viên đảng Cộng hòa lo sợ rằng Bắc Âu là một điểm nóng của chủ nghĩa xã hội đang đe dọa tự do. Nhưng thông thường, cả cánh tả và cánh hữu đều có thể thống nhất một điều: hệ thống Bắc Âu không thể sao chép được cho Mỹ. Nước Mỹ quá lớn, hoặc quá cá nhân chủ nghĩa, hoặc quá khắt khe, hoặc quá… sao đó. Dù lý do là gì, điều đó là không thể, và chúng ta không nên phí công thử làm gì.
Đến đây thì George Lakey vào cuộc. Là một nhà hoạt động xã hội và học giả kỳ cựu, Lakey đã dành hàng chục năm nghiên cứu các nền kinh tế Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Iceland, và trong Kinh tế học Viking, ông tiết lộ rằng sự gắn bó sâu đậm của Scandinavia với nhà nước phúc lợi không lâu đời như chúng ta nghĩ. Cách đây không lâu, Scandinavia là một nơi bất bình đẳng hơn hiện nay nhiều, với sự gắn bó yếu hơn nhiều với phúc lợi xã hội của công dân mình. Bình đẳng không phải là đặc tính vốn dĩ của Scandinavia… vậy sao ta không thử nó ở đây?
Kinh tế học Viking vui và thú vị hơn bất kỳ cuốn sách kinh tế nào bạn từng đọc. Và, rất có thể, thuyết phục hơn! Khi đi từ lịch sử Na Uy thế kỷ 20 đến chi tiết các chính sách chăm sóc trẻ em của Thụy Điển, Lakey không bao giờ đánh mất khiếu hài hước hoặc tầm nhìn rộng rãi, hào phóng về một tương lai tốt đẹp hơn, bình đẳng hơn. Bằng cách giải thích rằng ngay cả những thử nghiệm lớn nhất của Scandinavia về bình đẳng xã hội cũng bắt nguồn từ những cuộc đấu tranh chính trị gần đây, Lakey giải thích về cách chúng ta cũng có thể làm được điều đó - và đập tan những cách hiểu thông thường.
-----
Tác giả trình bày về sự thành công của mô hình Bắc Âu với những chứng cứ, số liệu đầy thuyết phục và những trải nghiệm cá nhân thú vị, và dựa trên sự so sánh với các nền kinh tế hàng đầu thế giới khác, mà chủ yếu là Mỹ. Qua đó, tác giả chứng minh sự ưu việt của mô hình Bắc Âu so với mô hình Mỹ trên nhiều lĩnh vực và cho rằng Mỹ có thể áp dụng những điểm hay đó.
Sách gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Họ đã đạt vị trí đỉnh cao như thế nào. Phần này trình bày về những nền tảng, cơ chế và điều kiện để các nước Bắc Âu đạt đến vị trí hiện tại. Điểm qua lịch sử, đây là một quá trình chuyển đổi không đơn giản, dễ dàng, vì các nước Bắc Âu không có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi như Mỹ, Anh.
- Phần 2: Thiết kế phục vụ đời sống ở các nước Bắc Âu. Đây là phần xương sống của cuốn sách, nói về những lĩnh vực nổi bật của mô hình Bắc Âu hiện tại, những việc họ đã và đang làm, có so sánh trực tiếp về số liệu và thông qua những câu chuyện trải nghiệm cá nhân với nước Mỹ và các nước phát triển khác.
- Phần 3: Các thách thức của ngày hôm nay của họ và của chúng ta. Phần này đề cập đến những thách thức mà các nước Bắc Âu đang chia sẻ với cả thế giới như vấn đề phân biệt chủng tộc, người nhập cư (đặc biệt từ các nước Hồi giáo), khủng bố... và cách thức họ giải quyết vấn đề. Nổi lên một điều là người Bắc Âu từ chối áp dụng những biện pháp đi ngược lại truyền thống dân chủ, bình đẳng của họ.
- Ngoài ra sách còn có một phần bonus khá thú vị là những câu hỏi đáp về việc mô hình Bắc Âu có thích hợp với nước Mỹ được ghi lại qua những buổi nói chuyện, thuyết trình của tác giả tại Mỹ.
Là một người Mỹ có vợ người Na Uy, có điều kiện trải nghiệm và thấu hiểu hai mô hình kinh tế, xã hội khác biệt, tác giả không chỉ trình bày thuần số liệu như các học giả salon. Những câu chuyện đời thường có phần hài hước và đầy ngưỡng mộ của tác giả về những "hậu duệ Viking" đưa độc giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
-----
Mặc dù ít nhiều biết đến nền kinh tế phát triển, phúc lợi xã hội cao của các nước Bắc Âu, nhưng độc giả sẽ ngạc nhiên, thậm chí khó tin khi đọc cuốn sách này, nếu không nhìn vào những số liệu cụ thể và sự so sánh trực tiếp với các nền kinh tế hàng đầu thế giới khác, mà chủ yếu là Mỹ. Điều làm cho họ nổi bật chính là họ có thể giải quyết hài hòa nhiều mục tiêu cùng lúc. Những mục tiêu dường như trái ngược nhau như lương công nhân cao và khả năng cạnh tranh cao của nền kinh tế, giàu có và khoảng cách giàu nghèo hẹp, tốc độ tăng trưởng cao và giờ làm ít, thuế cao và số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp lớn, mức toàn dụng lao động với lương và năng suất lao động cao lại không hề mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau.
Một cuốn sách cần đọc để hiểu thêm về những nền kinh tế đáng ngưỡng mộ nhưng dường như còn xa lạ với độc giả Việt Nam.
Sách Kinh Tế Học Viking: Cách Bắc Âu Thành Công Và Bài Học Cho Chúng Ta của tác giả George Lakey, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark