LờiGiới Thiệu
Nội dungtiêu chuẩncủaPhật giáolàTam Bảo:Phật bảo,Pháp bảovàTăng bảo.Phật bảo,đức Phật Thích Ca Mâu Ni,giáo chủcủađạo Phật;Pháp bảo,giáo phápđã đượcđức Phậtnói ra;Tăng bảo,đệ tửcủa Phật, nương vào lời dạy của Phật đểtu hành,truyền trìmệnh mạch củagiáo pháp.Tam bảocũng còn làbản chấtcủaPhật giáo.Phật bảolà biểu hiện chomục đíchtự giác,hoàn thànhhai phầnBi Tríđểtrở thànhnhân cáchtối cao.Pháp bảolà khái niệmnhận thứcvề hết thảychư phápđềukhông tánh,duyên sinh, biểu hiện cho phầngiải thoátkhổ não, chuyển vàocảnh giớian lạc.Tăng bảo, nương vào phầntự giáccủa pháp làm cơ sở đểkiến lậpxã hộihòa bình,nhân gianTịnh độ.
Tam bảođược hình thành từ ngàyđức Phậtcòntại thế, và vẫn đượctruyền trìphát triển,tồn tạiliên tụcởthế giancho tới hiện nay vàmãi mãisau này, đó là nương vào đạo tại nhân hoằng, nương vàosự nghiệptuyên dươngchánh phápcủalịch đạiTổ Sư. Do vậy,Tăng bảođược coi làthành phầntrọng yếu, nhờ có Tăng hoằng màPhật phápđược rộng mở trên khắpthế giớinhư ngày nay. Trong mỗi đất nước ở bất cứ nơi đâu, nếu có các bậccao Tăngxuất hiệnở mỗi giai đoạn nào thìPhật phápở nơi ấy được phát triểnhưng long. Thế nên,đạo Phậtthịnh hay suy là căn cứ ởcon người,không giớihạn nội qui, địnhthời chánh pháp,tượng pháphaymạt pháp.
Đạo Phậtđược truyền vàoViệt Nam, đãtrải quagần 2.000 nămlịch sử, qua nhiềuthời đạicó lúc thịnh lúc suy, đó chính làphản ảnhcủa cácCao Tăngcóxuất hiệnhay khôngxuất hiện. Để ghi lại những trang sử vềsự nghiệphoằngtruyền Đạopháp của cácvị danhTăng ấy qua cácthời đạiđể khỏi bị thất lạcphai mờtrongquá khứ, và cũng đểbiểu thịnhững tấm gươngtrong sángấyphản chiếucho đờihiện tạivà tương lai, nên cuốn “Tiểu SửDanh TăngViệt Nam” doĐại đứcThích Đồng Bổn chủ biên đượcxuất hiện, ra mắtđộc giảlần đầu tiên tạiViệt Nam.
Phật giáo Trung Quốc, ở đời Lương, cũng đã có bộ “Danh Tăng Truyện” củaSa mônThíchBảo Xướngvà “Cao Tăng Truyện” củaSa mônThích Tuệ Cảobiên soạn. Tiếp đó là đời Đường lại có “TụcCao TăngTruyện” củaSa mônThíchĐạo Tuyênđãxuất hiện. Trong “Cao Tăng Truyện” của Tuệ Cảo, soạn giả có phê phán về chữ “Danh” và chữ “Cao” trongđề mục: “Nếu phầnthực hành,hoạt độngcao vời, thì trong cao tất có danh; còn có danh,vị tấtđã có cao”. Dovậy màsoạn giả dùng chữ “Cao” thay cho chữ “Danh”.
Cao Tăng Truyệncủa Tuệ Cảo vàTục Cao Tăng TruyệncủaĐạo Tuyên, cả hai soạn giả đều trình bày về nội dung căncứ theo10 khoa, để biểu hiệnthích ứngcho từng nhân vật. 10 khoa là: 1-Dịch kinh, 2-Nghĩa giải, 3- Tập Thiền, 4- Minh luật, 5-Hộ pháp, 6-Cảm thông, 7- Di thân (cốt) 8-Đọc tụng, 9- Hưng phúc, 10- Tạp khoa.Hiệu quảcủa các khoaDịch kinh,Nghĩa giải, Tập thiền, Minh luật là cơ sởtu đạo; các khoaHộ pháp,Cảm thông, Di thân,Đọc tụng, Hưng phúc, Tạp khoa làsự nghiệptiếp vật lợi sinh.
Cuốn “Tiểu SửDanh TăngViệt Nam”, từDanh Tăngđược dùng trongđề mục, chữ “Danh”đồng nghĩa vớichữ “Cao” nênDanh Tăngở đây cũng đồng nghĩa làCao Tăng, không giống vớiý nghĩaphân tích củaSa MônTuệ Cảo. Nội dung cuốn “Tiểu SửDanh Tăng” này, được ghi chép gồm 100vị DanhTăngViệt Namvà 4 nhân vậtCư Sĩtiêu biểu, đãviên tịchở thế kỷ thứ XX này. Trong mỗitiểu sử, BanBiên Tậpđều ghi đầy đủ:Danh hiệu,tục tính,nơi sinh,hành trạngsự nghiệptu hành, nơitham học, hoằng đạo và nơi chùatrụ trì, ngày tháng nămthị tịch, tuổi thọ,hạ lạp, tháp hiệu, và trình bày tổng quát vềsự nghiệphoằng đạo,truyền đạo, không phân tích thành từng khoa như trên, để người đọc và kê cứu tựtìm hiểuvề khả năngtuyên dươnggiáo phápcủa mỗi vị.
Đây làtác phẩmviết về “Tiểu SửDanh TăngViệt Nam” lần đầu tiên được ra mắtđộc giả.Tuy nhiên, việchoàn thànhđượctác phẩmnày không phải làviệc làmdễ dàng, mà soạn giả cùng với BanBiên Tậpvà rất nhiềucộng tácviên nhiệt tâm đã phải tốn bao công sức, baocố gắngnghiên cứusưu tầm khắp đó đây trong cả nước. Nay xinchân thànhgiới thiệucuốn “Tiểu SửDanh TăngViệt Nam” tớiTăng Ninhị bộchúng, các hàngPhật tử, và các nhàThiện tri thức.
Thành phố HồChí Minh, ngày mồng một, tháng Quí Đông, năm Giáp Tuất(01-01-1995) .
Hòa ThượngTHÍCH THANH KIỂM
Ý KIẾNVỀ BỘTIỂU SỬDANH TĂNGVIỆT NAM
Phật Giáo Việt Namcùng vớivận mệnhđất nước đãtrải quabao hưng suythăng trầmcủalịch sử. Nếu như Nước nhà thời nào cũng cóanh hùng, thìPhật giáogiai đoạn nào, nơi đâu cũng cóDanh Tăngdựng Đạo giúp nước. Đó là những tấmgương sánggiá góp phần tạo nênlịch sử,đặc biệtlà trong giai đoạn cận vàhiện đạivới công cuộcchấn hưngvà phát triểnPhật giáosong song với sự vươn lên của dân tộc.
Công laocủa các bậcCao Tăngtiền bối, các vịSứ giả Như lai, nhữngDanh Tănghộ quốckiên trìgiữ Đạo,tinh tiếntu hành, đã được sưu tầm quacông trìnhbiên soạnbộTiểu sửDanh TăngViệt Namthế kỷ XX này. Dù chưa thể gọi làhoàn hảovà còn một sốtiểu sửDanh tăngcòn thiếu cần sưu khảo thêm,tác phẩmnày cũng đã cô đọng được tất cả nét chủ yếu của từngcuộc đờiriêng lẻ, từngsự nghiệpđặc thù ở mỗihạnh nguyệncá biệtđể đúc kết thành bối cảnhlịch sửcả một giai đoạn. Bộ sách đã phản ánh được bao nhân cách,chí hướng,tư tưởngcógiá trịchochúng tahọc hỏinoi gương. Đó là sự đóng góp cóý nghĩanhất củatác phẩmvào kho báuVăn hóa-lịch sửcủaPhật Giáo Việt Nam.
Trưởng BanVăn HóaTrung Ương GHPGVN
Cư sĩVõ Đình Cường