Mô tả chi tiết
Văn Bia Hậu Thần Việt Nam (Thế Kỷ XVII-XVIII)
Văn bia Hậu thần là những bài văn bia có nội dung về bầu Hậu thần và việc phụng thờ Hậu thần trong cộng đồng người Việt Nam. Về vấn đề bầu Hậu, có người đã dùng là “mua Hậu”, “đặt Hậu”, hay “bán Hậu” và trong văn bia cũng có ghi như vậy, nhưng theo tôi, nên dùng chung là “bầu Hậu”, như vậy phù hợp với truyền thống nhân văn vốn có của người Việt. Vấn đề bầu Hậu thần trong các văn bia được phản ánh chủ yếu thông qua hai hoàn cảnh: Thứ nhất, là có người vì lý do nào đó (như muốn để phúc cho cha mẹ, không có con nối dõi, muốn làm điều thiện), nên đã tự nguyện tiến công cho làng tiền của, ruộng vườn để gửi giỗ vào cửa thần, nên được dân làng bầu làm Hậu thần và cúng giỗ lâu dài. Thứ hai, là làng xã cần tiền của để sửa chữa di tích (đình, đền, miếu, vv...), làm đường sá, đóng tiền phu phen tạp dịch, hoặc gặp khi làng xã khó khăn gì đó thì người nào đó tự nguyện giúp đỡ làng xã để giải quyết công việc và được dân làng bầu làm Hậu thần và cúng giỗ lâu dài. Văn bia Hậu thần gắn liền với di tích thờ cúng; thể hiện ghi nhận về công lao và biết ơn lâu dài đối với người có công trong cộng đồng.
Trong nhiều năm gần đây, văn bia Hán Nôm Việt Nam đã thu hút các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm theo các hướng nghiên cứu: nghiên cứu theo không gian (vùng, tỉnh, huyện,...), nghiên cứu theo thời gian nghiên cứu lịch đại) và nghiên cứu theo chủ đề nội dung văn bia (Phật giáo, khuyến học, Hậu thần, Hậu phật, Tạo lệ,..).
Trích "Lời giới thiệu"
Sách Văn Bia Hậu Thần Việt Nam (Thế Kỷ XVII-XVIII) của tác giả Trần Thị Thu Hường, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark