Văn Học Sài Gòn 1954-1975 - Những Chuyện Bên Lề
Với hàng trăm câu chuyện kể, Văn học Sài Gòn 1954 - 1975: Những chuyện bên lề đã làm toát lên được bầu không khí sinh hoạt văn chương nghệ thuật tự do phóng khoáng sống động, nhiều màu sắc, thuộc nhiều trường phái thể loại khác nhau của miền Nam trước 1975.
Cuốn sách mới nhất của Lê Văn Nghĩa không phải một tập chuyên khảo về văn học miền Nam được biên soạn một cách hệ thống như một cuốn văn học sử cận - hiện đại.
Như tên sách đã chỉ rõ, đó là những chuyện bên lề liên quan cả tính cách, lối sống, tình cảnh sống, thói quen sinh hoạt riêng tư lẫn những hoạt động sáng tác nghiên cứu công khai rất phong phú đa dạng của hầu hết văn nhân thi sĩ, nhà biên khảo tiêu biểu ở miền Nam, mà đất Sài Gòn là nơi thu hút đông đảo anh hào tứ xứ, trong giai đoạn phân ly của đất nước 1954 - 1975...
----
CÙNG "ĐỨNG CHUNG" TRÊN MỘT TẠP CHÍ
Lần đầu tiên và mở ra một hứa hẹn, tạp chí Nhà văn và tác phẩm (Hội Nhà văn Việt Nam) số 25 (9/10/2017), đã ra một số báo “đặc biệt” nhân dịp cuộc gặp mặt lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc”. Lần đầu tiên 20 tác giả trong nước và 20 tác giả văn học Sài Gòn thời kỳ 1954 - 1975 có bài trên cùng một tạp chí. | Ngay lời nói đầu tạp chí viết: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” - chân lý ấy dẫn chúng ta đến hệ quả: Văn chương miền Nam trước 1975 là văn chương Việt Nam, dẫu có rất nhiều khác biệt thì hôm nay đọc lại, chúng ta càng nhận ra diện mạo chung: Nền văn học Việt Nam thống nhất trong đa dạng, bổ sung, làm đầy nhau trên cùng một dòng chảy tìm về bến đỗ của nhân bản, yêu thương - nơi mà văn chương thuộc về”.
Tạp chí giới thiệu thơ của 10 nhà thơ: Bùi Giáng, Hoàng Trúc Ly, Phạm Công Thiện, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dạ Từ, Nguyễn Bắc Sơn, Tô Thùy Yên, Thường Quán, Du Tử Lê.
Mười truyện ngắn của 10 tác giả: Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Nguyễn Thị Vinh, Bình Nguyên Lộc, Thế Uyên, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thị Ngh, Cung Tích Biền, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Mặc Đỗ. Tiểu luận phê bình của Huỳnh Phan Anh, Phạm Việt Tuyền.
Bên cạnh đó là 10 nhà văn đã nổi tiếng trên văn đàn trong nước như Đỗ Chu, Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiểu, Bảo Ninh. Mười bài thơ của Trần Dần, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, Ý Nhi, Thi Hoàng, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Duy.
Riêng báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam số 42 (21/10/2017), trước ngày khai mạc cuộc gặp mặt đã đăng thơ Nguyên Sa, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Đức Sơn, Thanh Tâm Tuyển, truyện Võ Hồng, bài Du Tử Lê, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Xuân Thiệp, bài của Khuất Bình Nguyên nói về thơ Tô Thùy Yên.
Và trong diễn văn khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có cho biết: “Bảo tàng Văn học Việt Nam đã dành một phòng lưu giữ và trưng bày các tác phẩm của miền Nam đã xuất bản trước 1975, thu hút sự quan tâm của nhiều khách thăm”, “Nhiều đại biểu đã rất ngạc nhiên và xúc động thăm phòng trưng bày các tác phẩm sáng tác và công bố trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Họ bỗng hiểu ra rằng, những bước đi của sự hàn gắn, hòa hợp đã được Hội Nhà văn Việt Nam chủ động khởi hành từ lâu rồi” (Văn nghệ, số 43, tháng 10/2017).
Xin mời các bạn đọc, sau khi đọc xong quyển sách này tham quan bảo tàng văn học nhé. Lý thuyết rồi phải thực hành chớ.
Thông tin tác giả
Nhà văn Lê Văn Nghĩa
Sinh năm 1993 tại quận 6 (Chợ Lớn) Học sinh Trường Tiểu học Bình Tây và Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký.
Làm việc tại báo Tuổi Trẻ TP.HCM từ năm 1975 đến năm 2014.
Sách đã in:
- Tào lao xịt bộp (tập truyện ngắn, 2010)
- Mùa hè năm Petrus (truyện dài, 2012)
- Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy (truyện dài, 2014)
- Sài Gòn Khâu Lại Mảnh Thời Gian (tạp bút, 2018)
- Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ (truyện dài, 2018)
Sách Văn Học Sài Gòn 1954-1975 - Những Chuyện Bên Lề của tác giả Lê Văn Nghĩa, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark