Click to enlarge

Combo bộ ba kinh điển John Stuart Mill

Đánh giá sản phẩm
4.5
214 Lượt xem
262,000đ  - 234,400đ
-11% OFF Thời gian còn
Giảm giá lên tới 27,600đ Mua ngay để nhận chiết khấu

Số lượng đặt mua:

Số lượng đặt hàng tối thiểu (MOD) 1

Thời gian giao hàng dự kiến tương tác trực tiếp nhà cung cấp

Freeship đơn hàng trên 500.000đ
Cam kết sách chính hãng
Giao hàng 1-2 giờ một số quận khu vực nội thành Hà Nội (T2-T7)
Số lượng 1
262,000đ

Thời gian xử lý: tương tác trực tiếp nhà cung cấp

Thời gian ship hàng: 2-5 ngày

Mua Hàng

Sách Khai Minh

Bán lẻ

5 YRS

Địa chỉ: 378/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Gợi ý cho bạn

Thông tin tổng quan

Thông số sản phẩm

Thương hiệu:
Model Number:
Tác giả:
John Stuart Mill
Hình thức:
bìa mềm, bộ 3 cuốn
Thể loại:
Lý thuyết chính trị
Nhà xuất bản:
Tri Thức & Đà Nẵng

Mô tả chi tiết

Combo bộ ba kinh điển John Stuart Mill

Chính thể đại diện (Representative government), Bàn về Tự Do (On Liberty) và Thuyếtcông lợi (Utilitarianism) là ba tác phẩm được chọn lựa như các tác phẩm tiêu biểu của John Stuart Mill trong bộ sách Great Books Of The Western World (Encyclopedia Britanica, 1994). Chính thể đại diện là một tác phẩm thuộc lĩnh vực triết học về chính trị và xã hội được xuất bản năm 1861. Như vậy tác phẩm này được viết cách đây đã gần một thế kỷ rưỡi và người ta có thể đặt câu hỏi liệu nó có thể có giá trị gì với độc giả Việt Nam ngày nay? Đó cũng là câu hỏi mà người dịch tự đặt ra cho mình khi bắt tay vào công việc đầy khó khăn và mạo hiểm là dịch một tác phẩm không mấy “hấp dẫn” như tác phẩm này.

Theo hiểu biết của tôi thì đây là một trong các tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis Tocquevilletác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị-xã hội ở các nước Anh và Hoa Kỳ thế kỷ XIX. J.S. Mill xem xét vấn đề với tinh thần khách quan khoa học; mọi phán xét ông đưa ra đều có căn cứ lập luận rõ ràng và dựa trên những bằng chứng thực tế đương thời hay lịch sử. Vì vậy tác phẩm này cung cấp cho ta những tri thức khả tín để hiểu được cơ sở của nền dân chủ phương Tây. Từ đó ta mới có căn cứ để nhận dạng xã hội phương Tây hiện đại một cách chính xác. Đất nước ta đã chọn lựa hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế thì nhất thiết phải hiểu biết về những đối tác của mình.

Hơn thế nữa, hai chục năm đã trôi qua kể từ khi đất nước ta chọn lựa chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường. Những biến đổi kinh tế dẫn đến nhiều đổi thay lớn, tốt cũng như xấu, trong xã hội. Tình hình tất yếu đòi hỏi phải có những điều chỉnh đối với các thiết chế tổ chức xã hội và để làm điều này đúng đắn thì phải học hỏi tri thức của nhân loại. Chúng tôi cho rằng tác phẩm Chính thể đại diện của J.S. Mill xứng đáng để chúng ta quan tâm tham khảo. Tác phẩm này từ thời Minh Trị đã được người Nhật dịch sang tiếng Nhật với nhan đề “Chính thể đại nghị”.

1. Bàn về tự do

Khác với việc tiếp cận các học thuyết tư tưởng phương Đông, việc tiếp cận các trào lưu tư tưởng tinh hoa của phương Tây đối với độc giả Việt Nam đã và vẫn đang gặp phải không ít khó khăn. Không nói tới các nhà tư tưởng cổ đại như Socrates, Plato, Aristotle, v.v… mà ngay cả các nhà tư tưởng cận đại của phong trào Khai sáng, độc giả cũng hiếm có cơ hội để có được bản dịch các tác phẩm kinh điển quan trọng. Nhìn tổng thể, có thể nói các sách biên khảo khoa học và các học thuyết quan trọng của phương Tây vẫn chưa được giới thiệu một cách nghiêm túc và hệ thống ở Việt Nam.

Khoảng trống về đề tài quan trọng này là điều bất lợi lớn với một đất nước đang muốn xây dựng nền kinh tế tri thức và mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật và văn hoá với các nước phát triển. Trên tinh thần mong muốn truyền tải những tư tưởng đó, bồi đắp thêm những khoảng trống về tri thức còn thiếu hụt, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả bản dịch luận vănBàn về tự do(On Liberty - 1859) của John Stuart Mill qua bản dịch của Nguyễn Văn Trọng.

Mặc dù được viết ra cách đây đã gần 150 năm nhưngBàn về tự dovẫn còn nguyên giá trị và là tác phẩm giữ vị trí quan trọng trong tư duy lý luận và tư tưởng phương Tây. Thời Canh tân Minh Trị ở Nhật Bản và thời Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc, hai nước đã cho dịch và phát hành rộng rãi cuốn sách này để mở mang tri thức cho dân tộc.

Là một trong những tác phẩm đầu tiên củaTủ sách Tinh hoa Tri thức Thế giới, bản dịchBàn về tự dođã hân hạnh được GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, nguyên Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam và dịch giả Bùi Văn Nam Sơn đọc thẩm định và đóng góp nhiều ý kiến. Ngoài ra, để thuận tiện hơn cho độc giả mới làm quen với các tác phẩm của John Stuart Mill, ngoài lời giới thiệu của GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, chúng tôi có trình bày phần tóm tắt tác giả - tác phẩm của dịch giả ở phần phụ lục.

Chúng tôi mong rằngBàn về tự dosẽ là một nguồn tư liệu tham khảo tốt cho các nhà nghiên cứu Việt Nam trên con đường tìm hiểu những tư tưởng lớn của thế giới.

2. Thuyết công lợi

Utilitarianism, ở đây được dịch là “Thuyết Công Lợi”. Cụm từ “Công Lợi,” theo dịch giả Đặng Đức Hiệp, đã được sử dụng rộng rãi trong sách báo tiếng Việt ngay từ đầu thế kỷ XX. Ít nhất thì điều này cũng đã được ghi nhận như một hóa thạch ngôn ngữ trong các tập sách như “Xã hội luận” và “Lược sử các học thuyết kinh tế” (được xuất bản trong những năm 1925 - 1928) của Phan Đăng Lưu - một nhân vật cộng sản thế hệ đầu tiên - mới được tập hợp lại trong cuốn sách “Phan Đăng Lưu: Thân thế, sự nghiệp và sưu tập tác phẩm” và được NXB Tri Thức ấn hành trong năm 2017 gần đây.

Đây là một cách thức chuyển ngữ căn cứ vào ý nghĩa của học thuyết, trong khi từ Utility thì tiếng Việt thường được dịch là “Tiện ích”. Vậy, Utilitarianism có thể dịch là “Thuyết Tiện Ích”, hay như ở đây, “Thuyết Công Lợi” khi nội dung của học thuyết này chủ trương đánh giá đạo đức bằng lợi ích mà nó có thể tạo ra cho xã hội.

Thuyết Công Lợi được Mill viết theo thể Anh ngữ cổ điển ở đầu thế kỷ 19, với một phương cách hành văn rất khó đọc. Nhiều đoạn văn rất dài, chủ từ và các thuộc từ thường đan cài trộn lẫn vào nhau với nhiều những hàm nghĩa khác nhau. Ngay cả những giáo sư triết học ở Hoa Kỳ nhiều lúc cũng vấp phải sai lỗi khi phiên giải ý nghĩa của tác phẩm này sang tiếng Anh ngày nay.

Chuyển ngữ sang tiếng Việt lại càng khó khăn hơn. Nhưng ở đây, dịch giả đã hoàn tất bản dịch một cách chu đáo, bằng một văn phong dễ hiểu, nhưng vẫn chặt chẽ và giữ được thể trạng diễn đạt của nguyên tác.

Bối cảnh lịch sử của Thuyết Công Lợi

Cuốn Thuyết Công Lợi của Mill (1863) là một trong hai tác phẩm cơ bản, từ nguồn gốc lịch sử đến nội dung học thuyết, của trường phái đạo đức học nầy.

Trước sách nầy là cuốn Giới thiệu những Nguyên tắc của Đạo đức và Lập pháp (Introduction to the Principles of Morals and Legislation. 1789) của Jeremy Bentham (1748 - 832), một triết luật gia và là một lãnh tụ của phong trào cải cách xã hội và pháp chế ở Anh vào cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19. Cha của John Stuart Mill là James Mill (1773 - 1836) vốn là một cộng sự của Bentham. Khi chàng trai trẻ Mill lớn lên, cũng giống như cha mình, đã đọc và tham khảo học thuyết Công Lợi mà Bentham đề ra, và viết cuốn Utilitarianism nầy để cổ võ và ủng hộ cho học thuyết của Bentham.

Ngoài tác phẩm ngắn nầy, Mill còn viết cuốn Bàn về tự do (On Liberty. 1859) cổ võ cho tự do cá nhân, nhất là về hai phương diện tư tưởng và ngôn luận, và Về sự Đàn áp Phụ nữ (On the Subjection of Women. 1869) trong đó Mill chỉ trích và phê phán nặng nề việc phụ nữ Anh quốc bị giới hạn tự do trong vai trò xã hội và quốc gia, và một số tác phẩm khác về chính trị và xã hội.

Ở giai đoạn cuối thế kỷ 18 - đầu thế kỷ 19, ở Anh quốc, cũng như khắp Âu châu, bình đẳng giai cấp và giới tính vẫn chưa được công nhận một cách phổ quát. Vì thế, học thuyết Công lợi của Bentham và Mill được xem như là cơ sở tư tưởng cách mạng cho phong trào tranh đấu cho bình đẳng của nhân dân Anh quốc lúc đó.

Mill vốn chống lại chính sách nô lệ khắp nơi, nhưng khi đề cập đến vấn đề chủ nghĩa thực dân, nhất là của Anh quốc ở Ấn độ, thì Mill, vốn là một nhân viên của Công ty Đông Ấn của Anh (British East India), lại cho rằng chính sách của đế quốc Anh ở Ấn Độ là một thể loại “benevolent despotism” (độc tài làm phước) vì cho rằng Ấn độ là một quốc gia man rợ, chưa khai hóa, do đó, không thể áp dụng nguyên tắc bình đẳng của Anh quốc cho dân Ấn được. Mill còn cho rằng những ai lên án việc đế quốc Anh cai trị thô bạo người Ấn thì kẻ ấy không hiểu gì về vấn đề đó cả.

Thuyết Công Lợi nhấn mạnh đến nguyên lý dân chủ khi coi mọi người, bất kể giai cấp, giới tính, trình độ, đều được đánh giá ngang nhau, khi cứu xét lập pháp và chính sách quốc gia và xã hội.

3. Chính thể đại diện

Tình trạng của dân chúng quyết định sự thành bại của chính thể.

J.S. Mill lưu ý rằng các thiết chế chính trị là sản phẩm của con người, có nguồn gốc và toàn thể sự tồn tại nhờ cậy vào ý chí con người, chúng có vận hành được hay không là tùy thuộc vào dân chúng. Theo ông cần phải có ba điều kiện sau:“Dân chúng, mà hình thức chính thể dự tính thiết lập cho họ, phải thuận nguyện chấp nhận nó, hay ít nhất cũng không bất mãn đến mức tạo nên chướng ngại không vượt qua được trong việc thiết lập nó. Họ phải thuận nguyện và có khả năng làm những gì cần thiết để giữ cho chính thể đó đứng vững. Họ phải thuận nguyện và có khả năng làm những gì được đòi hỏi ở họ để cho chính thể đó có thể hoàn thành được các mục đích của nó. Từ ngữ “làm” ở đây được hiểu bao gồm cả sự nhẫn nhịn lẫn hành động. Họ phải có khả năng đáp ứng các điều kiện cho hành động và các điều kiện cho sự tự kiềm chế, những cái cần thiết cả cho việc giữ chính thể tồn tại lẫn cho việc giúp nó đạt được các mục đích, hiệu quả lợi ích mà chính thể gửi gắm vào đó.”(chương I) Ông nhấn mạnh thêm rằng: “Nếu chúng ta tự hỏi rằng một chính thể tốt trong mọi ý nghĩa của nó, bao gồm từ người hèn mọn nhất tới người quyền quý nhất, phụ thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện gì, chúng ta sẽ thấy rằng điều chủ yếu nhất bao trùm lên mọi thứ khác chính là phẩm chất của các con người hợp thành cái xã hội mà chính thể đang vận hành trong đó.”(Chương II)

Nhìn lại lịch sử cổ đại của thế giới, J.S. Mill cho rằng con người thường bắt đầu từ trạng thái hoang dã “trong đó mỗi người sống cho bản thân, không phải chịu bất cứ kiểm soát bên ngoài nào”. Sự khai hóa đầu tiên cho loại dân chúng này là họ phải học được sự tuân phục, “nhưng không phải bằng cái cung cách như biến cải họ thành một dân chúng nô lệ.” Bởi vì “chế độ nô lệ trong mọi chi tiết của nó thật quá ghê tởm…cho nên chấp nhận chế độ nô lệ trong bất cứ tình huống nào của đời sống hiện đại là rơi trở lại vào tình trạng còn tồi tệ hơn cả tình trạng dã man.” Ông nhận xét như sau về tính nô lệ của con người: “Một nô lệ, đúng với tên gọi, là người đã không học được cách tự giúp mình. Anh ta chắc chắn đã tiến được một bước từ tình trạng hoang dã. Anh ta còn chưa học được bài học đầu tiên cần thiết của một xã hội chính trị. Anh ta mới học được rằng cần phải tuân phục. Nhưng cái mà anh ta tuân phục chỉ là một mệnh lệnh trực tiếp. Đó là đặc trưng của các nô lệ bẩm sinh, không có khả năng thích ứng hành vi của mình theo quy tắc hay luật pháp. Họ chỉ có thể làm cái gì họ được ra lệnh, và chỉ vào lúc họ được lệnh làm cái đó. Nếu cái người làm họ sợ sệt đang đứng trước họ và đe dọa trừng phạt họ thì họ tuân theo; nhưng khi người đó quay lưng lại thì công việc sẽ không được làm.”(Chương II)

Vì vậy ông suy luận rằng: “cái hình thức chính thể hiệu quả nhất đưa được một dân chúng vượt qua giai đoạn tiếp theo của tiến bộ, sẽ vẫn còn chưa phải là thích đáng cho họ, nếu nó làm điều đó bằng một cung cách sẽ gây trở ngại hoặc sẽ làm cho họ trở thành không thích hợp cho bước tiến kế tiếp sau nữa. Những trường hợp như thế là rất thường gặp và là những sự kiện đáng buồn nhất trong lịch sử. Hệ thống đẳng cấp Ai Cập, chế độ chuyên chế gia trưởng Trung Hoa, đều đã từng là công cụ rất thích hợp để đưa các quốc gia ấy lên đỉnh cao văn minh mà họ đã đạt tới. Nhưng sau khi đạt tới điểm đó rồi thì họ bị đưa vào một sự ngưng trệ lâu dài do thiếu thốn tinh thần tự do và cá tính; các thiết chế đã đưa họ đi xa được như vậy lại làm cho họ không có khả năng tiếp thu những điều kiện cần thiết cho cải tiến; và bởi vì các thiết chế không bị đập tan để nhường chỗ cho những cái khác, cho nên sự cải tiến thêm nữa đã bị dừng lại.”Ông nhấn mạnh thêm:”Như vậy, sẽ không thể hiểu nổi vấn đề thích ứng của các hình thức chính thể với các tình trạng xã hội, nếu chỉ tính đến có bước tiếp theo mà không tính đến tất cả các bước xã hội sẽ phải làm; phải tính đến cả hai thứ: cái có thể dự kiến và cái ở tầm xa hơn không xác định, không nhìn thấy được vào lúc hiện tại.”(Chương II)

J.S. Mill dành nhiều trang viết để phản bác ý kiến khá phổ biến thời đó cho rằng nếu đảm bảo có được một nhà vua chuyên chế tốt thì chế độ quân chủ chuyên chế sẽ là chính thể tốt nhất. Ông phân tích rõ: “Một chế độ chuyên chế tốt có nghĩa là một chính thể, trong đó dù ở chừng mực phụ thuộc vào ông vua chuyên chế, các quan chức nhà nước không thực hiện các cuộc đàn áp công khai, nhưng điều khiển mọi quyền lợi tập thể của dân chúng thay cho dân chúng, suy nghĩ mọi chuyện liên quan đến quyền lợi tập thể thay cho dân chúng, tâm trí của dân chúng được hình thành bởi sự từ bỏ năng lực của chính mình và thuận tình với sự từ bỏ ấy. Phó mặc mọi thứ cho Chính Quyền giống như phó thác cho mệnh trời cũng đồng nghĩa với việc không quan tâm gì đến những thứ ấy và cam chịu chấp nhận mọi kết quả, dù không vừa ý, như các trừng phạt của Tự Nhiên. Ngoại trừ một số ít những người ham học hỏi có mối quan tâm trí tuệ đến việc suy luận cho riêng mình, thì trí tuệ và tình cảm của toàn thể dân chúng đều hàng phục trước các quan tâm vật chất; khi các quan tâm vật chất ấy được đảm bảo thì tâm trí và tình cảm của họ hướng tới các cuộc vui chơi và trang sức cho cuộc sống riêng tư. Nói vậy tức là nói rằng, nếu các chứng cứ lịch sử có một giá trị nào đó, một kỷ nguyên suy thoái của dân tộc đã đến: ấy là giả sử như dân tộc đã có cái gì đó đạt được rồi để mà suy thoái từ cái đó. Nếu dân tộc ấy chưa từng vươn lên cao hơn điều kiện của một dân tộc Phương Đông thì trong điều kiện ấy họ sẽ tiếp tục trì trệ.” Và ông kết luận: “Một chính thể chuyên chế tốt là một ý tưởng hoàn toàn trá ngụy (ngoại trừ như phương tiện cho mục đích nhất thời nào đó), trên thực tế nó trở thành những điều hão huyền vô nghĩa và nguy hiểm nhất.” (Chương III)

Vào thời kỳ J.S. Mill viết tác phẩm này (1861) các chính thể đại diện theo cách hiểu của ông đã trở thành hiện thực ở nhiều quốc gia phương Tây. Những trải nghiệm chính trị của Hoa Kỳ và nước Anh được ông chú trọng nhiều nhất. Ông hiểu rõ rằng những thiết chế đang hoạt động hiệu quả ở những nước này tương hợp với hoàn cảnh lịch sử, trình độ dân trí cũng như tính cách của dân chúng các nước đó; những thiết chế ấy rất có thể sẽ không thích hợp cho những hoàn cảnh cụ thể khác. Điều quan trọng là chính thể phải có hiệu quả đem lại lợi ích cho dân chúng, trước mắt cũng như trong triển vọng lâu dài, và ông coi đó là đặc tính của chính thể lý tưởng tốt nhất. Vì vậy ông viết: “Một chính thể hoàn toàn mang tính nhân dân chỉ là một tổ chức xã hội có khả năng nhận ra mọi đòi hỏi của đặc tính ấy. Tính ưu việt thể hiện trong cả hai bộ phận phân chia tính ưu tú của một hiến pháp chính trị. Một chính thể vừa cai trị tốt, vừa thúc đẩy các hình thức tốt hơn và cao hơn của tính cách dân tộc, sẽ được tán thành nhiều hơn so với bất cứ tổ chức xã hội nào khác.”(Chương III)

Trong hình dung của ông xã hội phải đã đạt tới trình độ văn minh để cho mỗi cá nhân ít nhiều đều ý thức được các quyền và lợi ích cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm của mình với tư cách một công dân: “Tính ưu việt của chính thể có liên quan đến hiện trạng an sinh dựa trên hai nguyên tắc của tính chân lý phổ quát và tính có thể áp dụng được, cũng như của các đề xuất tổng quát bất kỳ có thể đặt vào trong mối quan hệ với các hoạt động của con người. Nguyên tắc thứ nhất là, các quyền và lợi ích của mỗi cá nhân bất kỳ chỉ được an toàn không bị coi thường khi bản thân cá nhân ấy có khả năng và thường xuyên có ý định đương đầu bảo vệ chúng. Nguyên tắc thứ hai là, sự phồn vinh chung sẽ đạt tới tầm cao hơn và được phân phối rộng rãi hơn, tỷ lệ theo với số lượng và sự đa dạng của các năng lực cá nhân tham dự vào việc thúc đẩy sự phồn vinh ấy.

Đặt hai đề xuất đó trong một dạng chuyên biệt hơn cho việc áp dụng trong hiện tại;con người chỉ được an toàn khỏi bàn tay gây ác của các kẻ khác theo một tỷ lệ với việc họ có được quyền lực để tự bảo vệ mình (self-protecting); và họ chỉ đạt được kết quả ở mức độ cao trong cuộc tranh đấu với Thiên Nhiên, theo một tỷ lệ với việc họ được tự lập (self-dependent), dựa vào việc họ có thể làm được gì, hoặc riêng rẽ hoặc phối hợp, hơn là dựa vào những cái người khác làm cho họ.”(Chương III)

J.S. Mill đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của tính tích cực trong dân chúng thể hiện ở những con người mạnh mẽ biết tự tạo lập cuộc sống hạnh phúc cho mình bằng chính bàn tay của mình và có ý thức tự bảo vệ cuộc sống ấy: “Một điều kiện không thể thiếu được trong hoạt động của con người là: không có ý đồ nào nhằm bảo vệ quyền lợi cho người khác, dù chân thành đến đâu đi nữa, lại có thể làm họ tự trói buộc chân tay mình. Một sự thật còn hiển nhiên hơn nữa là chỉ có bằng chính bàn tay của mình mà con người mới có thể cải thiện đáng kể và lâu bền cho hoàn cảnh sống của mình. Thông qua ảnh hưởng liên kết của hai nguyên lý đó mà mọi cộng đồng tự do mới tránh được nhiều hơn khỏi bất công và tội ác xã hội, và đạt được nhiều hơn phồn vinh thịnh vượng so với các cộng đồng khác, hoặc so với chính bản thân họ, sau khi họ bị mất đi tự do của mình.” Ông phê phán dư luận xã hội thường thiên vị về phía tính cách thụ động:“Các tính cách mạnh mẽ có thể được ngưỡng mộ, nhưng những người ngoan ngoãn dễ bảo là những người được người ta ưa thích hơn.” Theo ông thì sự tiến bộ của loài người đều nhờ vào tính tích cực: “Tính dám làm, khát vọng tiến lên, nỗ lực thử nghiệm và làm những cái mới mẻ vì lợi ích của bản thân hay của người khác, đó là cha đẻ ngay cả của các tài năng lý thuyết, nhưng chủ yếu là của các tài năng thực hành.” Ngược lại, tính thụ động là nguyên nhân của sự trì trệ lạc hậu: ”Tính thụ động, không có chí, không có ham muốn là những cản trở đối với sự cải tiến, những cản trở còn tai hại hơn so với bất cứ định hướng sai nào đối với năng lực; và chỉ thông qua những tính cách đó thôi, một khi chúng tồn tại trong đông đảo quần chúng, thì bất cứ định hướng sai lầm nào của một thiểu số năng động cũng đều dẫn đến những hậu quả khủng khiếp. Chính những cái đó là nguyên nhân chủ yếu vẫn kìm giữ đại đa số nhân loại ở trong trạng thái dã man và bán khai.” Ông nhận xét:”Các nhà cầm quyền vô trách nhiệm cần sự im lặng của những kẻ bị trị hơn là cần tới bất cứ tính tích cực nào, ngoại trừ tính tích cực mà họ khống chế được.”(Chương III) Vì vậy J.S. Mill cho rằng tính thụ động của dân chúng là một trở ngại cho việc áp dụng chính thể đại diện.

Một trở ngại phổ biến khác nữa đối với Chính thể đại diện, ấy là khi dân chúng ham muốn được có địa vị quyền lực áp đặt lên đồng bào mình nhiều hơn là ham muốn được có tự do và độc lập cá nhân. J.S. Mill viết: ”Có những dân tộc mà đam mê cai trị người khác mạnh hơn nhiều so với ham muốn độc lập cá nhân, đến nỗi chỉ vì cái bóng của cái này mà họ sẵn sàng hy sinh toàn bộ cái kia… Một cá nhân trung bình trong số họ sẽ ưu tiên lựa chọn cơ hội, dù có xa vời và khó xảy ra đến đâu đi nữa, được chia phần đôi chút về quyền lực để áp đặt lên đồng bào của mình, hơn là lựa chọn sự chắc chắn, cho bản thân mình cũng như cho các người khác, rằng không phải chịu đựng một quyền lực không cần thiết áp đặt lên mình. Đó là các yếu tố của một dân tộc săn tìm địa vị; ở đó đường lối chính trị của họ chủ yếu được xác định bởi sự săn tìm địa vị; ở đó chỉ có sự bình đẳng là được quan tâm chứ không phải sự tự do; ở đó cuộc tranh đoạt của các đảng chính trị chỉ là những cuộc đấu đá để quyết định xem quyền can thiệp vào mọi chuyện sẽ thuộc về giai tầng này hay giai tầng kia, hay có lẽ đúng hơn, sẽ chỉ thuần túy thuộc về nhóm chính khách này hay nhóm chính khách nọ, ở đó ý tưởng ấp ủ của nền dân chủ chỉ thuần túy là mở cửa mọi công sở cho sự tranh đua của mọi người, thay vì của một ít người.” Ông nhận xét rằng xét trong tư cách một dân tộc thì dân chúng nước Anh không có nhược điểm đó: ”Họ không có chút thiện cảm nào với niềm đam mê cai trị, trong khi đó lại rất quen thuộc với các động cơ của lợi ích riêng trong việc mưu cầu chức vụ; họ thích chức vụ phải được thực hiện bởi những người không mưu cầu mà nhận được nó như một hệ quả của địa vị xã hội. Nếu những người nước ngoài hiểu được điều này thì có thể sẽ dễ giải thích một số mâu thuẫn bề ngoài trong cảm nhận chính trị của người Anh: sự sẵn sàng không do dự của họ để được cai trị bởi các giai tầng cao hơn kết hợp với rất ít sự quy lụy cá nhân đối với các giai tầng ấy, khiến cho không có dân tộc nào lại ưa thích đến thế việc kháng cự lại quyền uy nếu nó vượt quá giới hạn quy định nào đó, hay lại quả quyết đến thế trong việc luôn nhắc nhở những người cầm quyền của họ rằng, họ chỉ tự nguyện để cho cai trị họ trong cách thức mà bản thân họ ưa chuộng nhất. Vì thế, săn tìm địa vị là hình thức tham vọng mà người Anh, xét về mặt dân tộc, hầu như rất xa lạ với nó.(Chương IV)

Những đòi hỏi của J.S. Mill về các ưu điểm mà dân chúng cần phải có để cho chính thể đại diện phát huy hiệu quả tốt tuy thật hữu lý nhưng có lẽ cũng không có nhiều dân chúng đáp ứng được. Có lẽ vì vậy mà nhiều quốc gia đi theo hình thức dân chủ phương Tây lại đạt những thành quả tiến bộ không mấy khả quan. Phải chăng vì vậy mà có người nào đó đã chua chát nhận xét rằng “mỗi dân tộc đều có được một chính phủ xứng đáng với họ”?

Đối chiếu với xã hội của ta thì các trở ngại còn lớn hơn nữa. Chúng ta trải qua lịch sử hàng ngàn năm của nền chuyên chế vương hữu hóa toàn bộ đất đai, thần dân hóa toàn thể dân chúng theo nguyên tắc “dưới trời đâu chẳng là đất của vua, sống trên đất ai chẳng là tôi của vua”. Ý thức hệ Nho giáo chính thống ngự trị mấy trăm năm đã khiến cho “người trẻ trở thành con cháu, người có tuổi trở thành cha chú, chỉ có những gia đình lớn nhỏ mà không có xã hội, không có nhà nước, không có con người mà cũng không có công dân”.[2]Nếu một dân chúng nhất thời còn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của chính thể dân chủ thì trách nhiệm của các nhân tài yêu nước là phải hợp lực khai minh cho dân chúng. Đó chính là ý nghĩa của cuộc vận động duy tân ở nước ta đầu thế kỷ XX với ý đồ Chấn dân khí, Khai dân trí, Hậu dân sinh. Đó cũng là ý nghĩa của cuộc vận động duy tân của Nhật Bản thời Minh Trị.

J.S. Mill cũng khẳng định điều này:”Một dân chúng có thể còn chưa sẵn sàng cho các thiết chế tốt đẹp, nhưng việc nhen nhóm lên lòng mong ước có được các thiết chế ấy phải là phần việc cần thiết cho sự chuẩn bị. Giới thiệu và biện minh cho một thiết chế hay một hình thức chính thể cá biệt, soi sáng minh bạch các ưu thế của nó, đó chính là một trong những phương thức và thường là phương thức duy nhất trong tầm tay để giáo dục dân trí cho một dân tộc, không phải chỉ để tiếp thu và yêu sách thiết chế ấy mà cũng là để cho thiết chế ấy vận hành được. Những nhà yêu nước Italia trong thế hệ trước cũng như hiện nay đã hàm ý gì về việc chuẩn bị cho dân chúng Italia giành tự do trong thống nhất, nếu không phải là kích động họ đòi hỏi điều đó?

Chức năng của các bộ phận quyền lực hợp thành chính thể đại diện.

a) Quyền lực kiểm soát tối thượng thuộc về nhân dân thông qua các đại diện.

Trong suy tưởng của ông ý nghĩa của Chính thể đại diện là ở chỗ “toàn thể dân chúng hay một phần đông đảo nào đó của nó, thực thi quyền lực kiểm soát tối thượng thông qua các đại diện được họ bầu lên theo định kỳ; cái quyền lực ấy phải tồn tại ở đâu đó trong mọi hiến pháp.” Các đại diện ở cấp quốc gia tạo thành Hội đồng được gọi là Quốc hội hay Nghị viện, ấy là bộ phận nắm quyền lập pháp. Ông cho rằng: ”Có một sự khác biệt triệt để giữa việc kiểm soát công việc của chính quyền và việc thực sự làm công việc đó.” Và khẳng định: ”tất cả các nước hiểu biết hệ thống đại diện trong thực tiễn đều thừa nhận rằng các hội đồng đại biểu đông người không nên làm công việc [quản lý của] chính quyền. “ Hơn thế nữa, quốc hội nhân dân cũng không thích hợp với việc cai trị hay áp đặt chi ly cho những người có chức vụ chính quyền: ”Bất cứ ngành hành chính công nào cũng là một công việc có kỹ xảo bao hàm những nguyên lý riêng đặc thù của nó và những quy tắc truyền thống, nhiều điều trong lĩnh vực này, nếu không từng trải qua thực hành công việc một thời gian nào đó, thì không thể có hiểu biết thực sự; những người chưa từng làm quen với nghiệp vụ trên thực hành có lẽ sẽ không sao đánh giá đúng được bất cứ điều gì trong lĩnh vực này.” Ông nhấn mạnh: ”Các lợi ích phụ thuộc vào việc làm của một công sở, các hậu quả pháp lý đi theo sau mỗi kiểu cách đặc thù của việc điều hành công sở, [những thứ này] đòi hỏi phải có một loại tri thức được rèn luyện đặc biệt cho việc xét đoán để cân nhắc và lượng định chúng, loại tri thức này hiếm khi thấy được ở những người không được dạy dỗ, cũng giống như hiếm thấy khả năng cải cách luật pháp ở những người không học tập nó một cách chuyên nghiệp.” Cho nên một hội đồng đông người như quốc hội không nên tự mình quyết định về những hành vi đặc biệt của việc cai trị. Can thiệp như vậy trong hoàn cảnh tốt nhất sẽ chỉ là “sự thiếu trải nghiệm ngồi phán xét sự trải nghiệm, sự dốt nát phán xét tri thức”. Còn nếu có thêm động cơ lợi ích can thiệp vào thì kết quả sẽ tồi tệ hơn nữa.

SÁCH KHAI MINH TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU.

HỒ SƠ CÔNG TY

Tên công ty: Sách Khai Minh
Mã số thuế: 0102300429
Ngày bắt đầu hoạt động: 07-12-2020
Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 378/1 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Chất lượng sản phẩm

w*******************d

Malaysia

The item received safely. Thank you.

15 Nov 2020

5

w*******************d

Malaysia

The item received safely. Thank you.

15 Nov 2020

5

w*******************d

Malaysia

The item received safely. Thank you.

15 Nov 2020

5

w*******************d

Malaysia

The item received safely. Thank you.

15 Nov 2020

5

Nhận miễn phí báo giá từ nhiều nhà bán hàng

  • Cho chúng tôi biết
    Bạn cần gì

  • Nhận báo giá
    từ người bán hàng

  • Thỏa thuận
    để chốt giao dịch

Để Lại Yêu Cầu Của Bạn

Sản phẩm cùng nhà cung cấp

sanhanggiatot.net
  • MAIN MEMU
  • Môi Trường, Khoáng Sản, Hóa Chất
  • MAIN MEMU
  • Sách Tô Màu Dành Cho Người Lớn