LỊCH SỬ KINH TẾ
GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh Tốt nghiệp khoa Kinh tế Chính trị - Đại học tổng hợp Hà Nội, sau đó nhận bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ kinh tế tại Đại học tổng hợp Quốc gia Australia. Là giảng viên cao cấp trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội và giảng viên thỉnh giảng ở một số trường Đại học trong và ngoài nước.
Ông là tác giả/đồng tác giả nhiều giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học và bài báo thuộc chính sách tiền tệ và tỷ giá, kinh tế Việt Nam, kinh tế phát triển, lịch sử tư tưởng kinh tế và lịch sử kinh tế...Hiện nay ông là Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học kinh tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử kinh tế hay lịch sử các nền kinh tế nghiên cứu sự phát sinh, phát triển và biến đổi của các nền kinh tế. Chúng tôi quan niệm nền kinh tế là tổng thể của các ngành, các bộ phận, các thành phần, các vùng kinh tế...
Cấu trúc của nền kinh tế là các cơ cấu kinh tế, trong đó quan trọng hơn cả là cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế. Các cơ cấu kinh tế chính là nơi hội tụ của chính sách kinh tế với phương thức sản xuất và những điều kiện tự nhiên, xã hội, chính trị, văn hóa...của một quốc gia hay một khu vực lãnh thổ cụ thể, do vậy lịch sử các nền kinh tế được thể hiện như là lịch sử của sự tích tụ và chuyển dịch các cơ cấu kinh tế.
Để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện đại, một mặt, cần phải thừa kế và tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng và phát triển nền kinh tế của các nước trên thế giới hay của toàn nhân loại, đặc biệt từ thời kỳ nảy sinh chủ nghĩa tư bản cho tới nay; Mặt khác, cũng cần kế thừa những kinh nghiệm xây dựng và phát triển nền kinh tế dân tộc của tổ tiên, ông cha chúng ta từ thời cổ xưa cho tới nay.ư
Tuy nhiên, với quy mô một cuốn sách, việc trình bày nền kinh tế của tất cả các nước là không thể thực hiện được, vì vậy trọng cuốn sách Lịch sử kinh tế, chúng tôi chỉ giới thiệu một số con đường, những bước đi và những mô hình kinh tế điển hình trong những giai đoạn lịch sử nhất định của một số nước có nền kinh tế phát triển, một số nước lân cận có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như nền kinh tế Việt Nam. Qua đó, trong một chừng mực nhất định, cuốn sách phản ánh sự chuyển dịch các trung tâm kinh tế thế giới hay sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Những con đường, những bước đi và những mô hình xây dựng, phát triển nền kinh tế của các nước và Việt Nam là những kinh nghiệm, những tài sản vô cùng quý giá mà các thế hệ đi trước đã để lại cho ngày nay, rất đáng đươc chúng ta tiếp thu một cách trân trọng, khoa học và quan trọng hơn là phải biến những tài sản vô giá đó thành sức mạnh, thành nguồn lực của dân tộc để xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện đại, theo kịp với các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Tâp thể tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám Hiệu trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, Hội đồng nghiệm thu giáo trình của Trường, Phòng đào tạo, Bộ phận tạp chí - xuất bản về chuyên môn, kỹ thuật và tài chính để hoàn thành cuốn sách này.
Tập thể tác giả cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về mặt chuyên môn của GS.TS. Đỗ Thế Tùng, GS.TS. Nguyễn Trí Dĩnh, TS. Nguyễn Đức Thành...Vì thời gian và tài liệu hạn chế, cuốn sách không thể tránh khỏi thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được những góp ý xây dựng đối với cuốn sách để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. - PGS.TS. - Nguyễn Ngọc Thanh
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ KINH TẾ
CHƯƠNG 1: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LỊCH SỬ KINH TẾ
1.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2 VÀI TRÒ VÀ Ý NGHĨA MÔN LỊCH SỬ KINH TẾ
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÁC NỀN KINH TẾ
2.1 ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ PHONG KIẾN
2.2 ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA
2.3 ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THEO MÔ HÌNH KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG
PHÂN THỨ HAI: LỊCH SỬ KINH TẾ CÁC NƯỚC (NGOÀI VIỆT NAM)
CHƯƠNG 3: KÍNH TẾ NƯỚC ANH
3.1 CÁCH MẠNG RUỘNG ĐẤT Ở THẾ KỶ XVI
3.2 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THẾ KỲ XVIII-XIX
3.3 KINH TẾ NƯỚC ANH TỪ SAU CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ĐẾN TRƯỚC THỜI KỲ MARGARET THATCHER
3.4 KINH TẾ NƯỚC ANH TỪ THỜI KỲ MARGARET THATCHER (1979) ĐẾN NAY
CHƯƠNG 4: KINH TẾN NƯỚC MỸ
4.1 KINH TẾ MỸ TRƯỚC NỘI CHIẾN (1861 - 1865)
4.2 KINH TẾ MỸ TỪ NỘI CHIẾN ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
4.3 KINH TẾ TỪ MỸ TỪ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT ĐẾN NAY (1914-2010)
CHƯƠNG 5: KINH TẾ NHẬT BẢN
5.1 KINH TẾ NHẬT BẢN TRƯỚC CÁCH MẠNG MINH TRỊ (1868)
5.2 KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ CÁCH MẠNG MINH TRỊ ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.
5.3 KINH TẾ NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
5.4 KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY
CHƯƠNG 6: KINH TẾ NƯỚC NGA
6.1 KINH TẾ NƯỚC NGA TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI
6.2 KINH TẾ NƯỚC NGA THỜI XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
6.3 KINH TẾ NƯỚC NGA GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN NAY
CHƯƠNG 7: KINH TẾ TRUNG QUỐC
7.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI THÀNH LẬP NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (1/10/1949)
7.2 KINH TẾ TRUNG QUỐC TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1949 - 1978)
7.3 KINH TẾ TRUNG QUỐC THỜI KỲ CẢI CÁCH VÀ MỞ CỬA TỪ NĂM 1978 ĐẾN NAY
CHƯƠNG 8: KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
8.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
8.2 KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Ấ THỜI KỲ TRƯỚC KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP
8.3 THỜI KỲ KHI GIÀNH ĐƯỢC ĐỘC LẬP ĐẾN KHI THÀNH LẬP ASEAN (1967)
8.4 THỜI KỲ THÀNH LẬP ASEAN ĐẾN KHỦNG HOẲNG TÀI CHÍNH CHÂU Á (1967-1997)
8.5 THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á (1997-1998) ĐẾN NAY
8.6 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN BIẾN TRONG CÁC NỀN KINH TẾ ASEAN
8.7 QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ NỘI KHỐI VÀ NGOẠI KHỐI ASEAN
PHẦN THỨ HAI: LỊCH SỬ KINH TẾ VIỆT NAM
CHƯƠNG 9: KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ TIỀN PHONG KIẾN
9.1 KINH TẾ THỜI KỲ NGUYÊN THỦY
9.2 KINH TẾ THÒI KỲ DỰNG NƯỚC
CHƯƠNG 10: KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ PHONG KIẾN
10.1 THỜI KỲ PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC ĐÔ HỘ (TỪ NĂM 179 TCN ĐẾN NĂM 938)
10.2 THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ PHONG KIẾN DÂN TỘC ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ (938-1858)
10.3 KINH TẾ CỦA VƯƠNG QUỐC CỔ CHĂM PA VÀ VƯƠNG QUỐC CỔ PHÙ NAM
CHƯƠNG 11: KINH TẾ VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1858-1945)
11.1 KHÁI QUÁT VỀ THỜI KỲ PHÁP THUỘC
11.2 KINH TẾ THỜI KỲ TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
11.3 KINH TẾ THỜI KỲ CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
CHƯƠNG 12: KINH TẾ THỜI KỲ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DAN CHỦ CỘNG HÒA (1945-1975)
12.1 SỰ HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ DAN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946)
12.2 KINH TẾ THỜI KỲ CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở VÙNG TỰ DO (1947-1954)
12.3 KINH TỀ Ở VÙNG TẠM BỊ CHIẾM (1945-1954)
12.4 KINH TẾ MIỀN BẮC (1955-1975)
12.5 KINH TẾ MIỀN NAM (1955-1975)
CHƯƠNG 13: KINH TẾ THỜI KỲ NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
13.1 KINH TẾ THỜI KỲ CẢ NƯỚC XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THEO MÔ HÌNH KẾ HOẠCH HÓA TẬP TRUNG (1975-1985)
13.2 CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ (TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY)
13.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu cuốn sách tới quý độc giả!