Quản Trị Nhân Sự (Nguyễn Hữu Thân)
LỜI TỰA
Giáo trìnhQuản trị nhân sựđược viết dành cho sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh. Tài liệu này cũng có thể dùng cho các khóa bồi dưỡng kiến thức Quản Trị Kinh Doanh. Đây cũng là một tài liệu tham khảo giúp cho các doanh nhân, nhất là các giám đốc nhân sự hoặc trưởng phòng nhân viên cũng cố và tăng cường khả năng quản trị nhân sự của mình, bởi vì bất cứ cấp quản trị nào cũng phải biết quản trị nhân sự của mình.
Ngoài ra, giáo trình này cũng được sử dụng cho sinh viên theo học Chương trình đào tạo từ xa ngành Quản trị kinh doanh. Sinh viên các ngành Kinh tế, Kế toán, Tài chính, Ngân hàng… cũng có thể tham khảo tài liệu này.
Giáo trình này được tái bản lần thứ bảy dưới nhãn quan tổng thể và chiến lược nhằm giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng hội nhập khu vực ASEAN và hội nhập toàn cầu.
Qua nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm về quản trị nhân sự, tôi đã cố gắng tổng hợp, chọn lọc kinh nghiệm từ các trường phái quản trị của Thụy Sỹ, Mỹ, Nhật, Canada, Pháp, Úc cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Việt Nam của chúng ta cần phải xây dựng triết lý quản trị nhân sự phù hợp với văn hóa Việt nam, phối hợp với cái hay cái tốt của nước ngoài.
Tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Martin Hilb, Giám đốc Viện nghiên cứu về Lãnh đạo tại Viện Đại học St. Gallen, Thụy Sỹ - là người đã gợi ý cho tôi và đồng ý cho tôi được sử dụng một số hình ảnh và ý tưởng trong các tác phẩm của ông.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn GS.Vũ Thế Phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có cơ hội được xuất bản cuốn sách này. Sau cùng, chân thành cảm ơn Tiến Sỹ Đinh Toàn Trung (Thụy Sỹ) là người đã động viên tôi về mặt tinh thần.
Dù là được tái bản, chắc hẳn tác phẩm này không tránh khỏi thiếu sót và nhược điểm. Chúng tôi trân trọng những lời đóng góp và phê bình của quý độc giả. - Nguyễn Hữu Thân, DBA
MỤC LỤC:
Dẫn nhập
Phần một: Tổng quát về quản trị tàinguyên nhân sự
Chương 1: Đại cương về quản trị tài nguyên nhân sự
1. Điểm xuất phát
2. Định nghĩa quản trị Tài nguyên nhân sự
3. Mục tiêu của quản trị Tài nguyên nhân sự
4. Chức năng của bộ phận quản trị TNSN
5. Vai trò của bộ phận quản trị TNSN hay Phòng nhân viên
6. Cơ cấu tổ chức cảu bộ phận TNSN
Chương 2: Môi trường quản trị tài nguyên nhân sự
Chương 3: Phân tách công việc
I. Phân tách công việc - một công cụ TNNS cơ bản nhất
Phần hai: Hoạch định, tuyển mộ vàtuyển chọn nhân viên
Chương 4: Hoạch định tài nguyên nhân sự
Chương 5: Tuyển mộ nhân viên
Chương 6: Tuyển chọn nhân viên
Phần ba: Phát triển tài nguyên nhân sự
Chương 7: Hội nhập vào môi trường làm việc
Chương 8: Đào tạo và phát triển
Chương 9: Đánh giá thành tích công tác
Phần bốn: Lương bổng và đãi ngộ
Chương 10: Thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng
Chương 11: Phúc lợi và các khoản trợ cấp đãi ngộ - kích thích về mặt tài chánh và phi tài chánh
Phần năm: Giao tiếp nhân sự
Chương 12: Giao tiếp nhân sự
Tóm lược
Câu hỏi ôn tập
Từ ngữ căn bản
Tài liệu tham khảo
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu cuốn sách tới quý độc giả!