BÀI GIẢNG KINH TẾ VI MÔ (ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN)
Bài giảng 1: MÔ HÌNH VỀ THỊ TRƯỜNG
Thông thường các cuốn giáo trình kinh tế vi môđều dành phần mởđầu hoặc chương 1để trình bàyđối tượng, phạm vi và phương pháp của kinh tế học (mà kinh tế vi mô là một trong những bộ phận cấu thành). Mặc dùđây là những chủđể rất thú vị, nhưng người ta khó mà bắtđầu nghiên cứu kinh tế học bằng cáchđọc chúng. Hầu như ngườiđọc không thểđánh giáđược những phần trình bày như vậy làđúng hay sai, nếu chưađọc qua một vài ví dụ về phân tích kinh tế trong thực tế.
Cách suy nghĩ nàyđã gợiý cho chúng tôiáp dụng phương pháp trình bày khác: Bắtđầu cuốn bài giảng này bằng một ví dụ về phân tích kinh tế. Như vậy, trong bài giảng 1 này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu mô hình về một thị trường cụ thể -đó là thị trường phòng trọ sinh viên. Trong quá trình trình bày mô hình, chúng tôi sẽ nêu ra nhiềuý tưởng mới và công cụ phân tích của kinh tế học. Bạnđọc sẽ không lo lắng nếu mọi việc diễn ra quá nhanh chóng. Bài giảng này chỉ phục vụ cho mụcđích trình bày ngắn gọn cách thức sử dụng nhữngý tưởng và công cụđó. Các bài giảng sau sẽ trình bày chúng chi tiết hơn nhiều.
I. PHƯƠNG PHÁP LẬP MÔ HÌNH
Kinh tế học nghiên cứu hoạtđộng của nền kinh tế bằng cách phát triển các mô hình mô tả những hiện tượng kinh tế.Ởđây, mô hình là khái niệmđược các nhà khoa học sử dụngđể chỉ cách trình bày hiện thực dưới hình thứcđơn giản hóa một cách có chủđịch - tức phục vụ cho mụcđích nghiên cứu nàođó.
Như vậy, vấnđề cốt lõi của phương pháp thiết lập mô hình (thương gọi là mô hình hóa) là "đơn giản hóa" hiện thực, tức lược bỏđi cái không cần thiết cho mụcđích nghiên cứu. Khi hiểuđược bản chất này, nhiều người có thể nghĩ rằng mô hình bỏ quá quá nhiều chi tiết và vì vậy phảnánh khôngđầyđủ các phương diện khác nhau của hiện thực. Nhưng họ sẽ nghĩ khác nếu hình dung ra tấm bảnđồ thành phốđược vẽ theo tỷ lệ một - một, tức tođúng bằng thành phố. Tấm bảnđồ như vậy hoàn toàn vô dụng. Muốn tìm một con phố hay số nhà, bạn không thểđứng một chỗ quan sát mà phảiđi mộtđoạnđường dàiđúng bằng trường hợp không có bảnđồ.
Điềuđóđúng với mô hình kinh tế họctìm cách mô tả cặn kẽ tất cả các phương diện của thế giới hiện thực. Sức mạnh của mô hình có nguồn gốcở việc loại bỏ những chi tiết không cần thiết. Chính cách làm này giúp cho nhà kinh tế tập trung quan sát và phân tích những tính chất,đặc tính cơ bản của hiện thực kinh tế mà họ muốn tìm hiểu....
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
BÀI GIẢNG 1: MÔ HÌNH VỀ THỊ TRƯỜNG
BÀI GIẢNG 2: GIỚI HẠN VỀ NGÂN SÁCH
BÀI GIẢNG 3: SỞ THÍCH
BÀI GIẢNG 4:ÍCH LỢI
BÀI GIẢNG 5: LỰA CHỌN
BÀI GIẢNG 6: NHU CẦU
BÀI GIẢNG 7: SỞ THÍCH BỘC LỘ
BÀI GIẢNG 8: PHƯƠNG TRÌNH SLUTSKY
BÀI GIẢNG 9: MUA VÀ BÁN
BÀI GIẢNG 10: LỰA CHỌN GIỮA CÁC THỜI KỲ
BÀI GIẢNG 11: THỊ TRƯỜNG TÀI SẢN
BÀI GIẢNG 12: TÍNH BẤTĐỊNH
BÀI GIẢNG 13: TÀI SẢN RỦI RO
BÀI GIẢNG 14: THẶNG DƯ TIÊU DÙNG
BÀI GIẢNG 15: NHU CẦU THỊ TRƯỜNG
BÀI GIẢNG 16: TRẠNG THÁI CÂN BẰNG
BÀI GIẢNG 17: CÔNG NGHỆ
BÀI GIẢNG 18: TỐIĐA HÓA LỢI NHUẬN
BÀI GIẢNG 19: TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ
BÀI GIẢNG 20: CÁCĐƯỜNG CHI PHÍ
BÀI GIẢNG 21: CUNG CỦA DOANH NGHIỆP
BÀI GIẢNG 22: CUNG CỦA NGÀNH
BÀI GIẢNG 23: THỊ TRƯỜNGĐỘC QUYỀN
BÀI GIẢNG 24: THỊ TRƯỜNG NHÂN TỐ
BÀI GIẢNG 25: THỊ TRƯỜNG THIỂU QUYỀN
BÀI GIẢNG 26: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
BÀI GIẢNG 27: TRAOĐỔI
BÀI GIẢNG 28: SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG 29: PHÚC LỢI
BÀI GIẢNG 30:ẢNH HƯỞNG NGOẠI HIÊN
BÀI GIẢNG 31: HÀNG HÓA CÔNG CÔNG
BÀI GIẢNG 31: THÔNG TIN
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu!