BỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM THẾ KỶ XVII VÀ XVIII
Sự phát triển được mong đợi của một nền kinh tế quốc gia, dù thế nào, dĩ nhiên cũng phải dựa trên một thực tại cụ thể vốn phần lớn là kết quả của một biến chuyển lịch sử ít nhiều phức tạp. Thời gian đúng là một trong những chiều kích của nền kinh tế. Chính vì vậy, nhằm tránh sa vào những lạm dụng mà chủ nghĩa duy lịch sử thuần túy, của cái mà Simiand gọi là “Lịch sử hóa lịch sử”, để vạch ra những hiểm nguy của nó, một hiểu biết càng đầy đủ càng tốt về chuyển biến đã qua là một trong những điều kiện cốt yếu để hiểu rõ những vấn đề của thời hiện tại.
Bởi vậy, một công trình có tính điển hình về mặt lịch sử hoàn toàn có chỗ trong một tủ sách dành cho những mối quan tâm hiện tại và cho sự phân tích các phương tiện cần sử dụng để làm cho tương lai rõ ràng là tốt đẹp hơn hiện tại trong tổng thể các nước tạo nên “cái thế giới thứ ba” trái ngược nhau này.
Sự mong đợi này lại được ứng dụng một cách đặc biệt bi đát và đau đớn trong trường hơp của dân tộc Việt Nam cao quý - Một dân tốc luôn bị giằng xé bởi những cuộc chiến tranh. Dù chung cuộc các biến cố đang diễn ra có thế nào đi nữa thì việc trở về với những khó khăn của thời đã qua để hiểu thấu đáo hơn bản chất những khó khăn đó và cách thức các khó khăn này đã được vượt qua chẳng phải là điều vô ích.
Về phương diện này, như tác giả của chúng ta đã lưu ý, các thế kỷ XVII và XVIII, đối với Việt Nam đang trong cơn khủng hoẳng, nồi da nấu thịt, là một thời kỳ chuyển tiếp được đánh dấu bởi một cuộc “nội chiến”. Cái thời kỳ vốn đã nhộn nhạo, đẫm máu và rối ren này, cuối cùng đã dẫn tới giai đoạn thuộc địa trong lịch sử đất nước.
Nhưng Nguyễn Thanh Nhã, vốn là một nhà kinh tế học giởi giang đồng thời là một nhà sử học tài ba, đã chú trọng trước tiên tới việc làm rõ các khía cạnh kinh tế của biến chuyển kéo dài hai thế kỷ này, lược đồ tổng quát của biến chuyển này tương xứng với cái chúng ta có thể xem như một điển hình cho hoạt động mang tính chất chủ yếu tiền tư bản chủ nghĩa.
MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: KHUNG CẢNH LỊCH SỬ: CUỘC PHÂN TRANH, SỨC CẢN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
PHẦN MỘT : NHƯNG BIẾN ĐỔI TRONG NÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG PHI NÔNG NGHIỆP TẠI NÔNG THÔN
PHẦN HAI: SỰ PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC THƯỢNG TẦNG ĐÔ THỊ VÀ THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG ĐÔ THỊ
CHƯƠNG 4: NGÀNH NỘI THƯƠNG
CHƯƠNG 5: NGOẠI THƯƠNG
KẾT LUẬN
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu!