THANH TOÁN QUỐC TẾ (MPA-1973 Dương Hữu Hạnh)
Chương 1: Thị Trường Hối Đoái
Chương này đề cập đến việc mua bán ngoại tệ trên thị trường quốc tế, giá của các đồng tiền so với đồng tiền khác, tức tỷ giá, hay hối suất biến đổi theo luật cung cầu; việc can thiệp của chánh quyền trên thị trường hối đoái; các công cụ để phòng tránh các rủi ro gây bất lợi do biến động tỷ giá giữa các đơn vị tiền tệ, như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, và hợp đồng quyền chọn mua hay bán.
Chương 2: Hướng Dẫn Thực Hành Soạn Thảo Hợp Đồng Ngoại Thương
Chương 2 này giúp soạn thảo một hợp đồng mua bán hàng hóa cụ thể trong giao dịch thương mại quốc tế, từ việc mô tả hàng hóa; ngày và địa điểm giao hàng; giá cả phương thức thanh toán; nghĩa vụ của người bán và người mua...
Chương 3: Các Điều Kiện Thương Mại Quốc Tế 2010, Hay Incoterms 2010.
Chương này thảo luận 11 điều kiện giao hàng theo Incoterms 2010 mới nhứt, trong đó, người xuất hay nhập khẩu, người nào phải có nghĩa vụ: đóng thuế, làm thủ tục hải quan xuất hay nhập khẩu; người xuất khẩu kết thúc trách nhiệm tại đâu, vào lúc nào và người nhập khẩu bắt đầu có trách nhiệm với hàng ở đâu, và lúc nào: tại cảng, hay nơi đi hay tại cảng, hay nơi đến; chi phí vận tải và mua bảo hiểm hàng, ai phải đảm nhận...
Chương 4:Các Phương Thức Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Các Ngân Hàng.
Chương 4 này đề cập người xuất và nhập khẩu được các ngân hàng tài trợ như thế nào trước khi gởi hàng xuất khẩu và sau khi hàng được nhập khẩu và các ngân hàng yêu cầu các người xuất nhập khẩu phải đáp ứng được các điều kiện gì để nhận được việc tài trợ từ các ngân hàng.
Chương 5: Phương Thức Thanh Toán Tín Dụng Chứng Từ.
Trong chương này, chúng ta xem xét phương thức thanh toán phổ biến và ít rủi ro nhứt trong số các phương thức thanh toán khác, là cơ chế thanh toán chánh thức (formal payment mechanism), trong đó, ngân hàng mở tín dụng thư (L/C) đảm nhận vai trò thanh toán tiền hàng cho người bán khi người này xuất trình các chứng từ quy định phù hợp với nội dung L/C. Ngoài ra, có nhiều hình thức tín dụng chứng từ để cho người xuất nhập khẩu chọn lựa, tùy theo mối quan hệ lâu dài, hay lần đầu, trị giá hợp đồng lớn nhỏ...
Chương 6: Các Hình Thức Tín Dụng Chứng Từ
Tín dụng chứng từ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; từ đó tùy theo nhu cầu riêng của mình mà các bên mua bán áp dụng cho thích hợp. Hình thức tín dụng chứng từ được xem xét dưới từng góc độ mà có các tác dụng riêng.
Nếu xét theo khía cạnh an toàn trong thanh toán, có tín dụng hủy bất ngờ và tín dụng không thể hủy bất ngờ.
Nếu xét theo khía cạnh tài trợ cho nhà xuất khẩu, có các loại tín dụng như: tín dụng với điều khoản đỏ (red clause credit), tín dụng có thể chuyển nhượng (transferable credit)...
Chương 7: Phương Thức Thu Ngân và Các Phương Thức Thanh Toán Khác.
Phương thức thu ngân chứng từ (hay nhờ thu) là phương thức thanh toán, trong đó, các ngân hàng liên hệ không có trách nhiệm gì đối với việc thanh toán hàng cho người xuất khẩu, chỉ nhận nghĩa vụ thu tiền hộ cho người bán theo sự ủy nhiệm của người này để hưởng hoa hồng. Thu ngân chứng từ được thể hiện dưới hai hình thức: các chứng từ đổi lấy việc trả tiền hàng của người mua, tức D/P và các chứng từ đổi lấy việc ký tên chấp nhận tờ hối phiếu trả chậm của người mua, tức D/A.
Ngoài ra, còn có các phương thức thanh toán khác như: ứng tiền trước cho người bán (advance), hay thanh toán bằng cách ghi sổ (open account), chuyển ngân, séc... Đây là các phương thức thanh toán được gọi làcơ chế thanh toán phi chánh thức(informal payment mechanism), có nhiều rủi ro cho người bán, không được quy định bằng luật pháp của một tổ chức có tính quốc tế nào đó, trong khi L/C bị chi phối bởi UCP 600 và D/A, D/P bị chi phối bởi URC 522 của Phòng Thương Mại Quốc Tế (ICC), một hình thức của luật thương mại quốc tế.
Chương 8: Nghiệp Vụ Thương Phiếu, Chiết Khấu và Bảo Lãnh và Bao Thanh Toán Ngân Hàng
Thương phiếulà phiếu dùng trong thương mại được thể hiện dưới hai hình thức chủ yếu:hối phiếuvàlịnh phiếu.Khác biệt cơ bản giữa hối phiếu và lịnh phiếu là trong khi hối phiếu do chủ nợ, còn lịnh phiếu do con nợ lập. Ngoài ra, với lịnh phiếu không cần có sự chấp nhận như hối phiếu, vì người lập lịnh phiếu là người thiếu nợ, tức người này mặc nhiên chấp nhận trả tiền khi lập lịnh phiếu. Trái lại, hối phiếu do người chủ nợ lập nên cần có sự chấp nhận hối phiếu của người thiếu nợ.
Chiết khấulà nghiệp vụ ngắn hạn (từ một năm trở lại) được thực hiện dưới hình thức khách hàng nhượng quyền sở hữu một hay nhiều thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi một số tiền gồm phí ngân hàng, hoa hồng và tiền lãi tính từ ngày chiết khấu đến ngày đáo hạn của thương phiếu. Lợi ích của chiết khấu là giúp khách hàng có vốn lưu động ngay, không sợ bị kẹt vốn.
Bảo lãnh ngân hànglà bảo lãnh theo đó, ngân hàng đứng ra cam kết với người thứ ba là sẽ thi hành nghĩa vụ thay cho khách hàng của mình, nếu người này không hoàn thành nghĩa vụ đối với người thứ ba. Có nhiều hình thức bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương.
Bao thanh toánlà nghiệp vụ tài chánh theo đó ngân hàng, hay công ty tài chánh sẽ thanh toán ngay cho nhà xuất khẩu toàn bộ trị giá hàng xuất khẩu mà nhà xuất khẩu đã bán cho nhà nhập khẩu ngoại quốc, sau đó, tổ chức này sẽ đòi lại tiền hàng từ nhà nhập khẩu. Nghiệp vụ tài chánh này giúp nhà xuất khẩu có vốn ngay để quay vòng kinh doanh tiếp và giúp người này khỏi phải lo lắng về việc quản lý vốn và quản lý thanh toán tài chánh.
Chương 9: Các Chứng Từ Căn Bản Trong Ngoại Thương
Trong ngoại thương, việc lập các chứng từ hàng hóa như vận tải đơn, hóa đơn thương mại... là rất quan trọng, đặc biệt đối với việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C), vì ngân hàng mở chỉ căn cứ trên các chứng từ để thanh toán tiền hàng. Nói chung, các chứng từ hàng hóa nói lên việc giao hàng của người bán có đúng số lượng/trọng lượng, chất lượng, đúng ngày tháng ... đã quy định trong hợp đồng mua bán không.
Chương 10: Thực Hành Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.
Chương này đề cập các bước cụ thể của ngân hàng thanh toán, tức quy trình thực hiện L/C trong thanh toán hàng xuất khẩu và quy trình thực hiện L/C trong thanh toán hàng nhập khẩu.
Sách Kinh Tế trân trọng giới thiệu!