Vượt Qua Khủng Hoẳng
Hầu như ngày nào trên thế giới cũng diễn ra các hội nghị bàn về năng suất lao động và xây dựng hệ thống đo lường năng suất. Chúng cho biết sự tồn tại của vấn đề, nhưng không giúp giải quyết vấn đề.
Cuốn sách này là một nỗ lực nhằm cải thiện năng suất, chứ không chỉ đo lường năng suất. Nó hữu ích cho tất cả các ngành dù thuộc lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ. Vì tất cả các lĩnh vực, sản xuất và dịch vụ, đều tuân theo những nguyên tắc quản lý giống nhau.
Cuốn sách mang đến cho người đọc cái nhìn sâu hơn về những chuyển đổi phong cách quản lý kiểu Mỹ. Việc chuyển đổi phong cách quản lý kiểu Mỹ không phải là việc xây dựng lại cũng như sửa đổi lại phong cách quản lý đó. Nó đòi hỏi một cấu trúc hoàn toàn mới bắt nguồn từ nền tảng. Thay đổi có thể là từ thích hợp để miêu tả trường hợp này, trừ thay đổi hàm ý sự tự phát không có trật tự. Sự chuyển đổi phải được thực hiện bằng những nỗ lực có định hướng. Mục đích của cuốn sách này nhằm xác định phương hướng của việc chuyển đổi. Sự chuyển đổi mối quan hệ giữa chính phủ với các ngành công nghiệp cũng hết sức cần thiết và rõ ràng.
Thất bại của nhà quản lý trong việc lập kế hoạch cho tương lai và nhìn thấy trước các vấn đề đã gây ra sự lãng phí về nhân lực, nguyên vật liệu và thời gian hoạt động của thiết bị, làm tăng chi phí sản xuất và giá bán. Khách hàng thường không sẵn sàng trợ cấp cho những lãng phí đó. Kết cục không thể tránh khỏi là doanh nghiệp mất thị phần. Mất thị phần đẻ ra thất nghiệp. Năng lực của nhà quản lý nên được đánh giá dựa trên khả năng duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, khả năng bảo vệ vốn đầu tư, đảm bảo cổ tức và việc làm dài hạn thông qua việc cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, chứ không phải dựa trên số lượng cổ tức trả cho cổ đông hàng quý.
Xã hội không còn chấp nhận việc sa thải người lao động. Việc mất thị phần, dẫn đến thất nghiệp, không phải là điều tất yếu. Chúng cũng không phải là không thể tránh được. Tình trạng thất nghiệp do chính con người tạo ra.
Nguyên nhân cơ bản về sự ốm yếu của nền công nghiệp Mỹ và dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng là sự thất bại trong quản lý của các nhà quản lý cấp cao. Những người chẳng bán được gì sẽ không thể mua được gì.
Các nguyên nhân thường được viện dẫn để biện hộ cho sự thất bại của một doanh nghiệp đó là chi phí thành lập doanh nghiệp lớn, chi phí hoạt động tăng, sự giảm giá của hàng tồn kho dư thừa, sự cạnh tranh – bất cứ nguyên nhân nào trừ nguyên nhân thật sự, rõ ràng và đơn giản là doanh nghiệp được quản trị tồi.
Nhà quản lý cần phải làm gì? Rõ ràng là nhà quản lý có một nhiệm vụ mới. Ở đâu nhà quản lý có thể học được những bài học cần thiết cho việc kiến tạo sự chuyển đổi?
Thực tế, nhà quản lý không thể chỉ căn cứ vào kinh nghiệm để rút ra những bài học cần thiết giúp cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Mọi người đều nỗ lực hết sức không phải là giải pháp. Đầu tiên mọi người cần biết mình phải làm gì. Sự thay đổi quyết liệt là điều cần phải có. Bước đầu tiên cần làm trong quá trình chuyển đổi là học cách thay đổi: đó là, hiểu và áp dụng 14 Nguyên tắc được trình bày ở Chương 2, tự khắc phục những khuyết tật được trình bày ở Chương 3.
Cam kết dài hạn với việc học tập kỹ năng mới và triết lý quản lý mới là đòi hỏi đối với bất kỳ nhà quản lý nào đang muốn kiến tạo sự chuyển đổi. Những người rụt rè và nhút nhát, những người nôn nóng về kết quả, chắc chắn sẽ thất vọng.
Việc khắc phục các vấn đề lớn và nhỏ sẽ không ngăn chặn được suy tàn của nền công nghiệp Mỹ, cũng như tăng cường việc sử dụng máy vi tính, các thiết bị cải tiến và máy móc robot. Những lợi ích từ việc mở rộng đầu tư vào thiết bị mới trên quy mô lớn cũng là hy vọng hão huyền. Sự nôn nóng triển khai trên diện rộng hoạt động đào tạo công nhân về các phương pháp thống kê, cũng như
việc thiết lập các vòng tròn kiểm soát chất lượng (QC- Circles) bán buôn loè loẹt không phải là giải pháp. Những hoạt động đó chỉ có tác dụng kéo dài tình trạng hấp hối của con bệnh chứ không ngăn chặn được đà suy thoái của nền công nghiệp. Chỉ có sự chuyển đổi phong cách quản lý kiểu Mỹ và mối quan hệ giữa chính phủ với các ngành công nghiệp mới có thể ngăn chặn được sự suy sụp và mang lại cho ngành công nghiệp Mỹ cơ hội quay lại vị trí dẫn đầu thế giới.
Công việc của nhà quản lý không thể tách rời phúc lợi của doanh nghiệp. Sự thay đổi công việc, ở công ty này một thời gian rồi sang công ty khác, từ vị trí quản lý của doanh nghiệp này sang vị trí quản lý của một doanh nghiệp khác là điều mà nền công nghiệp Mỹ không thể tiếp tục chấp nhận. Nhà quản lý phải công bố một chính sách dài hạn nhằm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp và tạo ra ngày càng nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nhà quản lý phải nắm được thiết kế sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, quá trình mua sắm nguyên vật liệu, các vấn đề nảy sinh trong sản xuất, kiểm soát quy trình, các rào cản trong công việc đã cướp đi quyền thừa kế, quyền tự hào về tay nghề của người lao động.
Hầu như ngày nào trên đất nước này cũng diễn ra các hội nghị về năng suất lao động, hầu hết các hội nghị đó chỉ quan tâm đến việc cải tiến thiết bị và xây dựng hệ thống đo lường năng suất. Như William E. Conway đã từng nói, các phương pháp đo lường năng suất giống như việc thống kê tai nạn. Chúng cho biết sự tồn tại của vấn đề, nhưng không giúp giải quyết vấn đề. Cuốn sách này là một nỗ lực nhằm cải thiện năng suất, chứ không chỉ đo lường năng suất.
Sachkinhte.com.vn trân trọng giới thiệu cuốn sách tới quý độc giả!